Chúng tôi sử dụng cookies để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của người dùng. Vui lòng tham khảo chính sách cookie của chúng tôi để tìm hiểu thêm và quyết định lựa chọn.
Mặc dù đại dịch đã mang tới nhiều thách thức, nhưng không thể phủ nhận nó cũng tạo ra một làn sóng cho sự đổi mới, cho sức bật tinh thần và quan hệ hợp tác trong giáo dục, và có thể được coi là “tác nhân khuynh đảo” nền giáo dục vĩnh viễn.
Phát biểu tại hội nghị EDUtech Châu Á (Công nghệ trong Giáo dục) năm nay, Giám đốc Giáo dục từ Tổ chức các trường quốc tế cao cấp hàng đầu thế giới Nord Anglia (NAE), Tiến sĩ Elise Ecoff cho biết mặc dù vẫn còn nhiều “điều bất chắc” về đại dịch, tuy nhiên “cũng có những điều mà chúng ta hoàn toàn nắm chắc”.
Bà cũng chia sẻ: “Đại dịch là tác nhân gây ảnh hưởng lớn đến mọi khía cạnh của giáo dục, nhưng nhờ những nỗ lực từ các nhà giáo dục trên toàn cầu, chúng tôi thấy được trường học và giáo viên của tổ chức thích nghi tốt kể cả trong hoàn cảnh khó khăn nhất.
Chúng tôi nhận thấy rằng sự không ngừng học hỏi của các giáo viên và học sinh là tấm gương cho sự đổi mới, khả năng phục hồi, và đặc biệt là sự hợp tác. Kết quả là, chúng tôi đã trở nên mạnh mẽ hơn. Các học sinh và giáo viên của tổ chức đang thực sự tận dụng tối đa trải nghiệm này để tiến về phía trước”.
Mặc dù không gì có thể thay thế được việc trao đổi kiến thức và học tập tại lớp học thực tế, Tiến sĩ Elise cho biết các trường thuộc tổ chức NAE có kế hoạch tập trung vào việc tìm kiếm sự cân bằng phù hợp giữa hình thức học trực tiếp và học kết hợp để đảm bảo học sinh được kết nối và không gặp gián đoạn trong quá trình học ở tất cả trường học trên thế giới.
“Học sinh không thể học tập tốt nếu không cảm thấy khỏe mạnh, hạnh phúc, nhiều năng lượng và thoải mái; đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà chúng tôi đang tập trung phát triển với tư cách là những nhà giáo dục” bà Elise chia sẻ.
Trong thời kỳ đại dịch, học sinh BVIS Hà Nội nói riêng và trên khắp tổ chức NAE nói chung đã cho thấy được rằng:
Tiến sĩ Elise mô tả những tiến bộ công nghệ đạt được trong thời gian ngắn này là “rất đáng kinh ngạc”, đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng linh hoạt công nghệ là động lực để vượt lên những giới hạn trong thế giới kỹ thuật số.
Bà nói thêm: “Đối với tổ chức NAE, công nghệ luôn là một phần trong mọi hoạt động chúng tôi thực hiện, đó là chất keo kết dính giúp giáo viên, học sinh và các gia đình luôn kết nối và giảm thiểu tối đa việc gián đoạn trong học tập”.
Tiến sĩ Elise đã phát biểu tại hội nghị EDUtech Châu Á năm nay – sự kiện công nghệ giáo dục hàng đầu trong khu vực, với hơn 10.000 người tham dự trên toàn cầu. Hội nghị được tổ chức bởi các chuyên gia đầu ngành và thảo luận về vai trò của công nghệ trong giáo dục.