Thông tin về Chương trình Tú tài A Levels - the-truth-about-a-levels
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
07 Tháng Chín, 2015

Thông tin về Chương trình Tú tài A Levels

Thông tin về Chương trình Tú tài A Levels - the-truth-about-a-levels
Thông tin về Chương trình Tú tài A Levels
Thông tin về Chương trình Tú tài A Levels Các trường đại học trên thế giới đều công nhận bằng Tú tài Anh (A levels) cũng như Tú tài quốc tế (IB) và một vài bằng cấp tương đương. Phụ huynh có thể nhận được những thông tin khác nhau về những bằng cấp này và hẳn có sự băn khoăn về chương trình Tú tài Anh cũng như chất lượng của Tú tài Anh và tương lai của con em mình.

Các trường đại học trên thế giới đều công nhận bằng Tú tài Anh (A levels) cũng như Tú tài quốc tế (IB) và một vài bằng cấp tương đương. Phụ huynh có thể nhận được những thông tin khác nhau về những bằng cấp này và hẳn có sự băn khoăn về chương trình Tú tài Anh cũng như chất lượng của Tú tài Anh và tương lai của con em mình.

0

Học sinh thường chọn học 4 môn vào năm đầu tiên của A level hay còn gọi là AS, giảm xuống học 3 môn ở năm thứ hai, còn được gọi là A2. Một số học sinh và phụ huynh muốn học nhiều môn hơn, 5 hoặc 6 nhưng điều này thực sự không cần thiết ngay cả khi các em sẽ theo học ở những trường đại học hàng đầu thế giới. Các môn học thường có liên quan đến nhau như môn nghệ thuật và ngôn ngữ  là môn được xét vào đại học các nghành liên quan tới nghệ thuật, hoặc môn toán và khoa học dành cho các học sinh sẽ theo học nghành Y hay Kỹ thuật.

The truth about A levels

Mỗi môn, học sinh học trên lớp khoảng  5 tiếng một tuần, phụ huynh có thể lo ngại rằng các em sẽ có quá nhiều thời gian “rảnh” trong tuần. Học sinh sẽ không thể đạt được kiến thức sâu rộng trong những môn học nếu thiếu đức tính siêng năng và làm việc độc lập. Chẳng phải vô cớ mà A Level được nhận định là bằng cấp đạt “Tiêu chuẩn Vàng” của thế giới. Rất nhiều học sinh vượt qua kỳ thi A Levels nhưng những người có khả năng nghiên cứu độc lập sẽ làm nên khác biệt như hạt lúa mì nằm trong đống trấu. Học sinh thường hay lãng phí thời gian “rảnh” mà đây chính là yếu tố quyết định.

Một trong những ưu điểm chính của chương trình A levels là cho phép học sinh chọn lọc những môn học yêu thích ở cấp tú tài và học chuyên sâu hơn ở bậc đại học. Điều này sẽ không cản trở học sinh theo học một nghành khác mà các em không học môn đó ở bậc Tú tài ví dụ như nghành kinh tế, luật hoặc chính trị nhưng nếu các em đã có kiến thức cơ sở thì việc học chuyên sâu của các em sẽ trở nên dễ dàng hơn.

The truth about A levels

Tú tài quốc tế (IB) là một chương trình có những tiêu chuẩn tương đương song học sinh phải học nhiều môn hơn, điều này đồng nghĩa với việc các em có thể bị quá tải và chương trình học thiếu sự linh hoạt. Về mặt lý thuyết, Tú tài quốc tế (IB) được thiết kế là một chương trình rộng, học sinh phải học tất cả mọi thứ , cũng vì vậy mà chương trình này lại không cho phép học sinh tập trung vào những môn học các em yêu thích. Trong chương trình IB, các em không thể không học môn văn học hay ngôn ngữ và tất cả mọi học sinh đều phải học môn toán (dù là các trình độ khác nhau) và ít nhất phải có một môn học thuộc môn Khoa học. Mặc dù phạm vi các môn học khá rộng nhưng học sinh theo học Tú tài quốc tế (IB) lại không thể chọn học cùng một lúc ba môn Lý, Hóa và Sinh bởi vì ba môn học này thuộc hai nhóm môn học khác nhau và các em không được chọn ba môn trong hai nhóm khác nhau! Ngược lại với IB, Tú tài Anh  (A levels) không hạn chế đối với việc chọn lựa môn học phù hợp với khả năng và thời gian biểu của học sinh. Ví dụ, tại BVIS, nếu muốn các em có thể chọn học tất cả ba môn khoa học cùng với môn thứ tư là môn toán trong năm đầu của chương trình Tú tài Anh (A levels).

Thực tế, một số phụ huynh và học sinh nhìn nhận đây chính là điểm yếu cơ bản của chương trình Tú tài quốc tế IB: sự phân bổ các nhóm môn học thiếu linh hoạt, học sinh phải học những môn học không hẳn được yêu thích và là thế mạnh của mình khiến các em mất đi cơ hội vào trường đại học. Số liệu thống kê cho thấy: 81% học sinh tốt nghiệp Tú tài Anh thành công trong việc đảm bảo một suất vào trường đại học theo nguyện vọng 1 hoặc 2 nhưng tỉ lệ này của học sinh học chương trình Tú tài quốc tế chỉ là 69%. (The Telegraph http://www.telegraph.co.uk/education/secondaryeducation/8881037/How-to-choose-between-A-levels-and-IB.html)

Học sinh học chương trình Tú tài quốc tế IB dành rất nhiều thời gian của các môn học phụ cho các dự án cộng đồng và bài luận mở rộng. Tại trường BVIS, chúng tôi hướng cho tất cả các em học sinh lớp 12 và 13 tham gia vào các hoạt động kinh doanh gắn liền với các dự án từ thiện.  Ngoài ra, chúng tôi còn tổ chức cho các em khóa học đào tạo kỹ năng lãnh đạo, một chương trình hoàn hảo, giúp các em có cơ hội tư vấn và hướng dẫn các em học sinh nhỏ hơn trong cộng đồng nhà trường.  Những cơ hội này là vô giá và các em hiểu rằng nếu không thực sự hòa mình vào cuộc sống mà chỉ tập trung với  4 môn học chuyên ngành thì hồ sơ cá nhân của các em sẽ không có gì nhiều.

Một ưu điểm lớn nữa của Tú tài Anh A level là chương trình được chia thành các học phần, học sinh học 4 hoặc 6 bài trong mỗi môn học xuyên suốt 2 năm vào các thời điểm khác nhau, các em có thể học lại bất kỳ học phần nào nếu chưa đạt được điểm số như mong muốn. Điều này giúp học sinh quản lý được việc học của mình, hồ sơ nộp vào trường đại học sẽ tốt hơn vì khả năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đánh giá của Anh của các em cao hơn, các em có thể nộp hồ sơ vào các trường đại học phù hợp với khả năng hoặc đăng ký học lại để nâng điểm.

The truth about A levels

Chương trình Tú  Tài Anh (A level) xếp loại từ A+ đến E (vâng, đúng như vậy và E là đạt) nhưng các em nên biết rằng nhiều trường đại học hàng đầu chỉ chấp nhận điểm A+ đến C. Ở Mỹ người ta quy điểm số của A level ra như sau: điểm A và điểm B trương đương điểm A của Mỹ, điểm C và D tương đương  điểm B và điểm E tương đương điểm C.

Ủy ban học bổng Fulbright gợi ý điểm số của kỳ thi Trung học phổ thông (GCSEs) ít nhất phải đạt điểm C hoặc cao hơn đối với các môn mang tính học thuật, và trong 2 hoặc 3 môn của chương trình A levels.  Tuy nhiên, không như hệ thống giáo dục ở Anh, điều kiện để vào một trường ở Mỹ không nằm ở kết quả thi A levels – đặc biệt khi bài thi Tú tài Anh A levels thậm chí chưa bắt đầu thì trước đó vài tháng các trường ở Mỹ đã xét hồ sơ và gửi thư chấp thuận cho học sinh. Thay vào đó, các trường đại học ở Mỹ thường yêu cầu kết quả thi Trung học GCSEs và điểm thi cuối năm thứ nhất của A levels (AS) và chỉ số đánh giá quá trình học tập ở năm cuối (A2). A levels cũng được tính tín chỉ đối với sinh viên năm nhất ở trường đại học Mỹ, một chương trình A level tương đương với 3 tín chỉ ở đại học.

The truth about A levels

Các trường đại học trên thế giới công nhận cả hai bằng cấp, bao gồm các trường danh tiếng như Đại học Oxford và Cambridge ở Vương quốc Anh, Đại học Harvard và Đại học Yale ở Hoa Kỳ.  Julia Paolitto, đại diện phát ngôn của Ban tuyển sinh Trường đại học Oxford cho biết: “Chúng tôi không so sánh bằng nào tốt hơn bằng nào bởi vì cả hai bằng đều có khả năng trúng tuyển, và tất cả các đơn ứng tuyển đều được xem xét kỹ lưỡng.” Điều mà các trường đại học hàng đầu đang tìm kiếm không chỉ là những học sinh đạt rất nhiều điểm cao – tất cả các ứng viên của họ đều đạt điểm cao – mà họ tìm kiếm điều đặc biệt khiến học sinh đó nổi trội hơn trong số đông. Tiềm năng cho sự thành công vĩ đại trong một lĩnh vực, có thể là toán, văn, khả năng lãnh đạo hay thậm chí là kinh doanh! (Hãy xem có bao nhiêu diễn viên hàng đầu thế giới tốt nghiệp từ trường Oxbridge hay Ivy League –như Google Monty Python chẳng hạn!)  Có thể kết luận là, vấn đề nằm ở sự lựa chọn của mỗi cá nhân; lựa chọn nào là phù hợp và mang lại ưu thế nhất với con của bạn.

The truth about A levels

Có một điều chúng ta biết rõ là các học sinh của Trường Quốc tế Anh Việt (BVIS) đã và sẽ đạt được những kết quả vô cùng cao và tiến thẳng vào một số trường đại học hàng đầu thế giới với điểm số xuất sắc ở bậc Tú tài Anh A level.