Chúng tôi sử dụng cookies để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của người dùng. Vui lòng tham khảo chính sách cookie của chúng tôi để tìm hiểu thêm và quyết định lựa chọn.
“Câu chuyện: Một cậu bé nhút nhát, băng ghế trưa và một người bạn
Liam từng ăn trưa một mình mỗi ngày. Em không bị bắt nạt trực tiếp, nhưng luôn cảm thấy vô hình. Cho đến khi một bạn cùng lớp – Maya – ngồi xuống cạnh em và hỏi về cuốn sách em đang đọc.
Từ đó, họ trở thành bạn thân – và giờ cùng nhau giúp đỡ các học sinh mới đến trường.
Đôi khi, chỉ cần một người để khiến ai đó cảm thấy mình thuộc về.”
Những khoảnh khắc ấy cho thấy hành động nhỏ cũng có thể tạo nên thay đổi lớn. Nhưng nếu con mình là người đang gặp khó khăn thì sao? Làm thế nào để cha mẹ bắt đầu một cuộc trò chuyện về bắt nạt?
Bắt nạt học đường không phải lúc nào cũng rõ ràng. Có thể là lời nói hoặc hành động, công khai hoặc âm thầm, đến từ một người hoặc cả nhóm. Điều quan trọng nhất là: hành vi đó ảnh hưởng tới trẻ như thế nào.
Bắt nạt thường được hiểu là hành vi lặp lại nhiều lần với mục đích gây tổn thương về cảm xúc hoặc thể chất. Nhưng đôi khi, dù không cố ý, hậu quả vẫn là thật.
Không phải học sinh nào có hành vi bắt nạt cũng là “kẻ bắt nạt”. Có thể các em chưa hiểu hậu quả hành động của mình, hoặc đơn giản là bắt chước người khác, phản ứng với cảm xúc tiêu cực mà không có sự định hướng phù hợp.
Chúng ta cần dạy trẻ nhìn nhận ảnh hưởng hành vi của mình, thay vì chỉ nói “Đừng bắt nạt”.
Xây dựng sự thấu cảm và nhận thức thường mang lại hiệu quả lâu dài hơn so với chỉ áp dụng hình phạt.
Một số dấu hiệu thường gặp:
Dù không phải lúc nào cũng do bị bắt nạt, những dấu hiệu này cho thấy trẻ đang gặp áp lực. Hãy tinh ý quan sát, nhẹ nhàng trò chuyện cùng con.
Thay vì chỉ nói chuyện khi có chuyện xảy ra, hãy tạo thói quen trò chuyện ngắn, thường xuyên cùng con. Mỗi ngày một chút sẽ tạo được nền tảng tin tưởng.
Gợi ý vài câu hỏi mở:
Thay vì phản ứng ngay lập tức, hãy lập kế hoạch nhỏ cùng con:
“Ngày mai, con thử làm cách này nhé. Nếu không ổn, mình sẽ cùng nhau tìm hướng khác.”
Nếu cần liên hệ nhà trường, hãy trao đổi trên tinh thần hợp tác, đặt sự thoải mái và tâm lý của con lên hàng đầu.
Có trẻ chỉ cần vài ngày để ổn hơn. Có trẻ lại cần thời gian, hỗ trợ tinh thần, và sự đồng hành bền bỉ.
Cha mẹ có thể hỗ trợ con qua:
Bắt nạt không phải lúc nào cũng rõ ràng, và hồi phục cũng không diễn ra theo một khuôn mẫu. Nhưng bằng sự lắng nghe, thấu hiểu và đồng hành – cha mẹ hoàn toàn có thể giúp con vượt qua, trưởng thành và mạnh mẽ hơn.