Phỏng vấn Sasu và Tuấn Dũng: Làm thế nào để trở thành một nhà tranh biện xuất sắc? - interview-with-sasu-and-tuan-dung-what-do-we-know-how-to-become-a-great-debater
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
06 Tháng Tám, 2020

Phỏng vấn Sasu và Tuấn Dũng: Làm thế nào để trở thành một nhà tranh biện xuất sắc?

8
Phỏng vấn Sasu và Tuấn Dũng: Làm thế nào để trở thành một nhà tranh biện xuất sắc? Sasu Đỗ Quỳnh Ngọc (Tốt nghiệp năm 2020) và Nguyễn Ngọc Tuấn Dũng (Lớp 13) lần lượt là Chủ tịch và Phó chủ tịch câu lạc bộ tranh biện của BVIS Hà Nội trong năm vừa rồi. Mới đây, Tuấn Dũng đã được chọn vào Đội tuyển tranh biện Việt Nam. Em sẽ đại diện cho quốc gia tham dự Giải vô địch tranh biện các trường học thế giới 2020 (WSDC). - Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ hai bạn nhé!

Sasu Đỗ Quỳnh Ngọc (Tốt nghiệp năm 2020) và Nguyễn Ngọc Tuấn Dũng (Lớp 13) lần lượt là Chủ tịch và Phó chủ tịch câu lạc bộ tranh biện của BVIS Hà Nội trong năm vừa rồi. Mới đây, Tuấn Dũng đã được chọn vào Đội tuyển tranh biện Việt Nam. Em sẽ đại diện cho quốc gia tham dự Giải vô địch tranh biện các trường học thế giới 2020 (WSDC). - Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ từ hai bạn nhé! 

7
Xin chào  Sasu và Tuấn Dũng, thật tuyệt khi gặp các em sau một năm học dài. Xin chúc mừng Tuấn Dũng đã được chọn vào đội tuyển tranh biện Việt Nam. Cảm xúc hiện tại của em  như thế nào? 

 

Tuấn Dũng: Em rất bất ngờ khi nhận được kết quả. Tham gia một giải đấu quốc tế uy tín như vậy chắc chắn sẽ là một thử thách nhưng sẽ mang lại em rất nhiều kinh nghiệm quý giá. 

  

Tại sao tranh biện là một kỹ năng quan trọng, theo quan điểm của em? 

 

Sasu: Học sinh hiện giờ không còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa như trước đây. Trên thực tế, chúng em có xu hướng hỏi càng nhiều câu hỏi càng tốt và tham gia vào thảo luận với các tài liệu đã đọc và chuẩn bị trước. Kỹ năng tranh biện giúp em lập kế hoạch để thể hiện những suy nghĩ, ý kiến của mình và đưa ra những lập luận sắc bén. 

Tuấn Dũng: Tranh luận giúp chúng ta phát triển kỹ năng tư duy phản biện - khả năng đưa ra những lý lẽ hợp lý và suy nghĩ thấu đáo bên cạnh việc đặt câu hỏi phản biện sau một lập trường hoặc kết luận cụ thể. 

  

Điều gì khiến em trở thành một nhà tranh biện xuất sắc? 

 

Sasu: Khả năng suy luận là rất quan trọng. Kĩ năng này chỉ có thể đạt được thông qua thực hành và tham gia nhiều các cuộc thi. 

Tuấn Dũng: Đó là cách xây dựng luận điểm cho những chủ đề phức tạp. Chúng ta sẽ gặp các chủ đề khác nhau, từ chính trị đến ngoại giao, v.v. Vì vậy, các nhà tranh biện cần vận dụng sự hiểu biết cùng một trí óc nhạy bén để nghiên cứu và tập hợp những luận điểm một cách kĩ càng. Điều đó sẽ giúp chúng ta xây dựng một bài tranh biện thuyết phục. 

  

Em bắt đầu học tranh biện ở trường như thế nào? 

 

Sasu: Chúng em có rất nhiều giờ thuyết trình ở trường mỗi tuần. Tuy nhiên, em vẫn cảm thấy lo lắng khi phải diễn thuyết trước nhiều người. Một người bạn khuyên en nên tham gia Câu lạc bộ tranh biện của BVIS. Câu lạc bộ ban đầu chỉ có một vài thành viên nhưng hiện giờ đã có thêm rất nhiều bạn tham gia. 

Tuấn Dũng: Em đã tham gia Câu lạc bộ tranh biện cách đây 2 năm và hiện đang làm Huấn luyện viên phó. Mỗi tuần, em lên kế hoạch cho các buổi huấn luyện để giúp các thành viên cải thiện kỹ năng hùng biện trước đám đông. Em cũng có trách nhiệm hướng dẫn nhóm của mình trong các cuộc thi tranh biện với các trường khác. 

 

Khoảnh khắc đáng nhớ của em với các thành viên câu lạc bộ là gì? 

 

Sasu: Đó là trận Chung kết của Giải vô địch tranh biện Hà Nội mở rộng (HN VSDC) 2 năm trước. Chúng em mới bắt đầu câu lạc bộ tranh biện được vài tháng và chỉ có 4 thành viên. Chiến thắng cuộc thi là một thành tích không thể tin được nhưng chúng em đã làm được và rất tự hào về điều đó. 

Tuấn Dũng: Trận Bán kết của giải HN VSDC năm ngoái cũng diễn ra rất gay cấn. Chúng em đã chiến thắng trước đối thủ rất mạnh và tất cả thành viên trong đội đều nhảy cẫng lên vì sung sướng khi kết quả được công bố. Đó thật là một kỉ niệm khó quên. 

 

Môn học yêu thích của các em ở trường là gì? 

 

Sasu: Truyền thông và Khoa học Máy tính. 

Tuấn Dũng: Văn học Anh và Lịch sử 

  

Em thích điều gì nhất ở BVIS? 

 

Sasu: Đối với em, đó là cộng đồng. Em vào trường BVIS Hà Nội 3 năm trước và không tốn nhiều thời gian để kết bạn làm quen với mọi người. Cộng đồng tại đây chào đón và thân thiện hơn so với các trường khác mà em đã học. 

Tuấn Dũng: Em đồng ý với Sasu. Gia đình em đã sống ở nước ngoài trong một thời gian dài và em đã rất lo lắng khi trở về Việt Nam. Bạn bè tại BVIS đã giúp em rất nhiều để thích nghi với cuộc sống mới và em rất biết ơn sự hỗ trợ của các bạn. 

 

Câu hỏi cuối cùng là dành cho Tuấn Dũng. Kỳ vọng của em cho cuộc thi sắp tới là gì? 

 

Tuấn Dũng: Em tự tin và sẽ cố gắng hết sức để đạt được thứ hạng cao. Em cũng rất tự hào khi tham gia với tư cách là học sinh trường BVIS Hà Nội trong cuộc thi này. 

 

Cảm ơn các em rất nhiều với cuộc phỏng vấn này. Chúc các em mọi điều tốt đẹp nhất trong tương lai!