Vào buổi sáng nay, chúng tôi đã tổ chức buổi sinh hoạt hết sức ý nghĩa và cảm động với chủ đề Ngày tưởng niệm. Buổi sinh hoạt này gợi nên rất nhiều suy nghĩ trong mỗi cá nhân.
Vào buổi sáng nay, chúng tôi đã tổ chức buổi sinh hoạt hết sức ý nghĩa và cảm động với chủ đề Ngày tưởng niệm. Buổi sinh hoạt này gợi nên rất nhiều suy nghĩ trong mỗi cá nhân.
Vào buổi sáng nay, chúng tôi đã tổ chức buổi sinh hoạt hết sức ý nghĩa và cảm động với chủ đề Ngày tưởng niệm. Buổi sinh hoạt này gợi nên rất nhiều suy nghĩ trong mỗi cá nhân.
Buổi sinh hoạt này gợi nên rất nhiều suy nghĩ trong mỗi cá nhân. Thượng sĩ Rab Durrant và Đại tá Tim Below, Tùy viên Quốc Phòng, Đại sứ quán Anh đã giải thích cho các em học sinh về lý do tại sao hoa anh túc đỏ lại có tầm ảnh hưởng lâu dài như vậy đối với người Anh. Loài hoa này là biểu trưng cho sự tưởng niệm, nó không nhằm tôn vinh chiến tranh mà để nhắc chúng ta nhớ đến những nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và khát vọng hòa bình của con người.
Bài diễn thuyết sâu sắc của Đại tá Tim Below về Trận chiến của nước Anh diễn ra cách đây 75 năm đã đánh dấu những hy sinh to lớn của các phi công Lực lượng Không quân Anh trong suốt năm 1940 nhằm ngăn chặn cuộc xâm lược của Đức Quốc xã trên khắp Châu Âu và cả nước Anh. Tinh thần chiến đấu kiên cường trước vô vàn khó khăn đóng vai trò quyết định đối với sự sống còn của nước Anh tại thời điểm đó và đóng vai trò quan trọng đối với lịch sử Châu Âu thời kỳ hậu chiến tranh.
Các tiết mục biểu diễn của học sinh, cụ thể là hai ca khúc ‘Màu hoa đỏ’ và ‘Last Post’ (bài hát vang lên trong các dịp kỉ niệm Ngày tưởng niệm) đã làm tăng thêm bầu không khí cảm động và nét tương đồng văn hóa giữa hai dân tộc. Các tác phẩm nghệ thuật của các em học sinh khối Tiểu học và những đóng góp của học sinh Lớp 8 trong hoạt động bán các vật phẩm có biểu tượng hoa anh túc mà các em đã tự tay làm để gây quỹ cho tổ chức từ thiện Royal British Legion đã cho chúng ta thấy sự kiện này đã đi vào trái tim mỗi em học sinh.
Hôm nay Đại tá Tim Below, Tùy viên Quốc phòng đã mặc áo đồng phục có khuy cài tay áo hình hoa anh túc. Sau bài diễn thuyết chính, ông đã giải thích về ý nghĩa của những chiếc khuy như sau: Sau trận chiến lớn vào năm 1914 ở Flanders (khu vực nằm giữa Bỉ và Pháp) nơi rất nhiều người đã bị giết và bị thương, người ta đã thu thập những vỏ đạn bằng đồng. Chúng bị bỏ không trong nhà kho trong suốt nhiều năm cho tới khi tổ chức Royal British Legion quyết định thu mua, nung chúng tan chảy và thiết kế thành những chiếc khuy cài tay áo. Nó cũng là những chứng nhân lịch sử đáng được chia sẻ trong một sự kiện lớn như thế này.
Tôi rất cám ơn các vị khách đặc biệt, cũng như các em học sinh và giáo viên đã hào hứng tham gia sự kiện này.
Thầy Mark Sayer - Hiệu trưởng trường Quốc tế BVIS Hà Nội