Nhận định này cũng được ủng hộ bởi các nhà lý luận giáo dục nổi tiếng như Marie Montessori hay Jean Piaget.
Montessori tin rằng trẻ em học về thế giới xung quanh, bản thân và những sự việc khác thông qua việc vui chơi. Hoạt động này dạy cho trẻ cách hình dung thế giới hoạt động như thế nào, cách tiếp thu những ý tưởng mới, cách duy trì và phát triển thể chất, cách giải quyết vấn đề và hợp tác với người khác.
Piaget thì cho rằng vui chơi rất quan trọng với sự phát triển trí thông minh ở trẻ mầm non. Ông nhận xét rằng khi trẻ chơi một mình hoặc với các bạn khác, các em sẽ được nâng cao kỹ năng nhận thức như suy nghĩ, ghi nhớ, học tập và tập trung.
Ta cũng có thể nhận ra cách trẻ học và phát triển kỹ năng đa dạng thông qua quá trình chơi.
Ví dụ trong khu vực của các trò chơi xây dựng, trẻ sẽ được đảm nhiệm nhiều vai trò và công việc khác nhau khi chơi trong khu vực này. Bằng cách di chuyển các tấm ván gỗ, xếp gạch và xây dựng các đường dốc và cầu, trẻ sẽ cải thiện các kỹ năng điểu khiển cơ bắp lớn nhỏ. Ngoài ra các em cũng sẽ nâng cao kỹ năng quan sát, quyết định và giải quyết vấn đề khi chơi, cụ thể là khi các em cố gắng tìm hiểu 'Làm thế nào để có thể đưa các con vật ra khỏi chuồng?' hay 'Chúng ta cần tạo ra một lối thoát'.
Các trò chơi đa giác quan (Sensory Play) không phải lúc nào cũng được các ba mẹ ưa thích vì e ngại sự lộn xộn của những hoạt động này. Tuy nhiên, những trò chơi này mang lại những lợi ích vô giá đối với sự phát triển của trẻ. Trò chơi giác quan giúp trẻ trải nghiệm bằng những giác quan khác nhau như xúc giác, khứu giác, thị giác, thính giác và vị giác.
Bên cạnh sự thú vị, những hoạt động vui chơi bằng giác quan có thể giúp trẻ sờ, ngửi, và chơi với các kết cấu khác nhau, giúp các em cải thiện hiểu biết về các cấu trúc đa dạng, từ đó giúp xây dựng các đường dẫn truyền tích cực trong não bộ của trẻ.
Mặc dù các hoạt động chơi trên lớp đã được lên kế hoạch dựa vào sở thích cũng như giai đoạn phát triển của trẻ, nhưng có rất nhiều cách để phụ huynh hỗ trợ việc "chơi mà học" của con ở nhà. Một vài ví dụ có thể kể đến như cùng nhau nấu ăn, làm bánh, vẽ và làm thủ công, các trò chơi board game hay là lắp lego. Các bậc cha mẹ có thể chơi với con tại nhà sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ vì việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ rất quan trọng đối với trẻ trong việc chuyển giao kỹ năng và tiếp thu ngôn ngữ thứ hai.
Trí tưởng tượng, sự tò mò, tính sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện và khám phá, tất cả đều là những kỹ năng cần thiết cho con sau này và đều sẽ được phát triển thông qua các hoạt động vui chơi.
Holly Carmichael
Trợ lý Hiệu Phó khối Tiểu học