Jay Graham
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Jay Graham
21 Tháng Mười, 2020

Đảm bảo an toàn cho con trên mạng

HDF_2490
Đảm bảo an toàn cho con trên mạng Cũng như cách cha mẹ chúng ta thời xưa quản lý và bảo vệ chúng ta khỏi những hiểm nguy, chúng ta cũng phải làm vậy với con của mình, nhưng theo một cách mới. Không ai phủ nhận công nghệ là một điều tuyệt vời trong xã hội hiện nay, nhưng cũng vì những mối nguy hiểm tiềm tàng nó đem tới, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để chúng không làm ảnh hưởng đến con trẻ.

Cũng như cách cha mẹ chúng ta thời xưa quản lý và bảo vệ chúng ta khỏi những hiểm nguy, chúng ta cũng phải làm vậy với con của mình, nhưng theo một cách mới. Không ai phủ nhận công nghệ là một điều tuyệt vời trong xã hội hiện nay, nhưng cũng vì những mối nguy hiểm tiềm tàng nó đem tới, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để chúng không làm ảnh hưởng đến con trẻ. 

Kính gửi Quý Phụ huynh,

Khi càng đến gần tới cột mốc quan trọng trong cuộc đời, tôi thường suy ngẫm lại về những thay đổi đã xảy ra trong cuộc sống mình. Tuổi thơ của thế hệ chúng ta ít phức tạp hơn so với tuổi thơ của thế hệ các em nhỏ ngày nay rất nhiều. Hồi nhỏ, bạn dành phần lớn thời gian đi chơi với bạn bè và ít khi có sự kiểm soát của người lớn. Bạn biết rõ bạn bè của mình là ai vì họ thường đến thẳng nhà, cầm theo quả bóng đá và gọi bạn đi chơi. Các bạn cùng nhau lớn lên và hiểu rõ về nhau, bạn có thể phát hiện ra giọng nói của họ ở một nơi đông người, bạn có thể nhận định rõ cảm xúc của họ thông qua hành động và nét mặt của bạn mình. Hồi đó, nếu ai muốn làm hại bạn, họ sẽ phải tìm thẳng đến bạn ở ngoài đời. Khi bạn đang ở nhà trong sự bảo vệ của gia đình, thế giới bên ngoài sẽ không thể nào làm hại được bạn.

Tua nhanh đến thời đại kỹ thuật số, chính là hiện tại phức tạp ngày nay, nơi những bức tường còn có thể được hiểu là tường lửa (firewalls), nơi bạn bè là những bức ảnh đại diện hoặc ảnh qua chỉnh sửa trên các trang mạng xã hội và nền tảng game trực tuyến, nơi những thứ bạn lưu vào trong thiết bị điện tử có thể bị phơi bày ngay lập tức ở mọi nơi trên thế giới. Cái tốt, cái xấu đều có thể tìm đường vào nhà bạn mà bạn không hề hay biết.

Con trai của tôi cũng được sinh ra vào thời đại số này. Vì vậy, các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng giống như những “vật bất ly thân” của cậu ấy vậy và tôi biết rằng sẽ rất khó để thay đổi được mối gắn kết này vì sự kết nối mật thiết với công nghệ chính là thứ mà thế hệ tương lai đang hướng tới. Tuy nhiên, tôi có thể cố gắng hết sức để bảo vệ con mình khỏi những hiểm họa trực tuyến mà con chưa thể nhìn thấy được. Động lực giúp tôi làm điều này chính nhờ những trường hợp tôi chứng kiến trong quãng thời gian hoạt động trong ngành giáo dục của mình. Tôi đã thấy những trường hợp mà những người trẻ tuổi bị công nghệ mê hoặc và cách công nghệ phá vỡ những phương thức bảo vệ thông thường của gia đình. Tôi cũng đã chứng kiến những tác hại mà công nghệ gây ra cho những cá nhân và gia đình khi không có sự kiểm tra và cân bằng. Sử dụng công nghệ không có sự kiểm tra và cân đối đã mở ra những cánh cửa xâm phạm đến sự an toàn về thể chất và tinh thần của trẻ cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của gia đình.

Công nghệ đã cung cấp cho bố mẹ một giải pháp vô cùng thuận tiện khi chăm con. Thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng có thể thu hút sự chú ý của trẻ và nhờ đó, tạm thời giải quyết việc cãi nhau, tranh luận giữa các con, giúp các con không đòi hỏi sự chú ý của cha mẹ sau một ngày dài làm việc. Thời trước, chúng ta thường chơi ở ngoài sân vườn hoặc ngoài phố với các bạn trong khi cha mẹ nghỉ ngơi. Cha mẹ của chúng ta thì luôn dạy chúng ta được chơi ở đâu và chơi với ai thì an toàn. Do đó, chúng ta sẽ hiểu rằng khi ra đường chơi phải cẩn thận với xe cộ trên phố, cẩn thận rắn cắn và đề phòng khi có người lạ đến gần. Ngược lại, hiện nay khi bạn đang dành thời gian nghỉ ngơi thì con bạn có thể lên mạng và chơi bất cứ trò gì, ở bất cứ đâu và với bất cứ ai. Một người bạn mới của con bạn, theo thông tin trên mạng là 13 tuổi thì rất có thể sẽ là một tên ấu dâm 40 tuổi, sống tại Hà Nội, mà cả bạn và con bạn đều không biết được điều này.

Bạn thấy đấy, bạn có thể là bất kỳ ai trên mạng Internet. Bạn có thể lựa chọn giới tính, độ tuổi, quốc tịch và có thể lựa chọn mình đang sống ở bất cứ đâu. Nghe điều này bạn có thấy đáng lo không? Hãy tưởng tượng một đứa trẻ ngây thơ đang tìm hiểu về thế giới ngoài kia. Những bức ảnh được chia sẻ trên mạng có thể là ảnh của bất cứ ai. Bạn hãy tưởng tượng về trường hợp của một đứa trẻ ngây thơ đang tìm hiểu và luôn tò mò về thế giới ngoài kia xem. Ví dụ là bạn, nếu bạn gặp một người trên mạng, bạn sẽ không biết họ là ai và có 1 sự đề phòng nhất định. Nhưng nếu là một đứa trẻ sử dụng mạng Internet và không có sự kiểm soát của cha mẹ, thì đứa trẻ ấy sẽ trao lòng tin cho bất cứ ai trên mạng và sự tin tưởng ấy đến dễ dàng hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Cũng như cách cha mẹ chúng ta thời xưa quản lý và bảo vệ chúng ta khỏi những hiểm nguy, chúng ta cũng phải làm vậy với con của mình, nhưng theo một cách mới. Các tiết học về An toàn khi online là một phần không thể thiếu trong chương trình Kỹ năng sống của trường BIS. Tại trường học, chúng tôi triển khai các phần mềm bộ lọc thông tin trên mạng và kích hoạt tường lửa để bảo vệ con bạn khỏi những nguồn gây hại trực tuyến. Bộ phận IT của trường có thể theo dõi hoạt động trực tuyến của học sinh và can thiệp tức thời nếu thấy có vấn đề hoặc khi được yêu cầu.

Hãy thử đặt cho bản thân 5 câu hỏi sau để kiểm tra xem bạn đã hiểu về các hoạt động trực tuyến của con mình tới đâu:

  • Bạn có cảnh giác và kiểm soát được việc con mình lên mạng ở nhà thế nào không?
  • Con bạn có những tài khoản mạng xã hội nào?
  • Bạn bè trên mạng của con là ai?
  • Bạn có thực sự tin những người bạn đó là người thật ở ngoài đời?
  • Bạn có những biện pháp kiểm soát nào ở nhà để bảo vệ khi con bạn tham gia các hoạt động trực tuyến không?

Không ai phủ nhận công nghệ là một điều tuyệt vời trong xã hội hiện nay, nhưng cũng vì những mối nguy hiểm tiềm tàng nó đem tới, chúng ta cần phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để chúng không làm ảnh hưởng đến con trẻ.

Phụ huynh có thể tham khảo các biện pháp và hướng dẫn về cách quản lý hoạt động trực tuyến của trẻ tại trang sau: https://www.webwise.ie/parents/advice-top-10-tips-for-parents/

Jay Graham

Phó Hiệu phó khối Trung học