Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của bạn. Để tìm hiểu thêm và chọn các tùy chọn cookie của bạn, vui lòng tham khảo trang web của chúng tôi cookie policy.
Có khoảng 14,000 người thiệt mạng mỗi năm ở Việt Nam do tai nạn giao thông. Người đi xe máy chiếm tỉ lệ cao (khoảng 59%) trong các vụ va chạm giao trông trên cả nước. Đặc biệt số ca tai nạn giao thông xảy ra ở độ tuổi từ 15 đến 49. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày tại Hà Nội có 7 ca tử vong vì tai nạn xe máy.
Để chúng ta có cái nhìn đa chiều hơn về tỉ lệ này, hãy thử nhìn vào nước Anh. Tuy tại Anh, số lượng dân gấp 2/3 số dân ở Việt Nam nhung tỉ lệ tử vong vì tai nạn giao thông hàng năm lại ít hơn đến 80%. Mặc dù việc sử dụng xe máy ở Anh ít phổ biến hơn ở Việt Nam nhưng chúng ta không nên bỏ qua số liệu này. Ở Việt Nam, cứ 100.000 người sẽ có 24,5 ca tử vong vì tai nạn giao thông, trong khi con số đó ở Anh là 2,7 ca. Tôi cũng không thể không nhìn vào những con số thống kê về dịch bệnh COVID-19 ở cả 2 đất nước. Qua những thống kê đó, chúng ta có thể thấy quốc gia nào tuân thủ việc đeo khẩu trang và quốc gia nào tuân thủ các luật lễ giao thông đường bộ.
Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành luật đội mũ bảo hiểm, nằm trong Nghị quyết số 32, yêu cầu toàn bộ người dân Việt Nam bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy. Dựa vào Điều 60 trong Luật Giao thông quy định người từ 16 tuổi trở lên được phép lái xe mô tô dưới 50cc. Luật pháp đã được ban hành rõ ràng nhưng tôi vẫn thường xuyên nhìn thấy các em học sinh chưa đủ tuổi lái xe xung quanh khu vực Vinhomes và điều đó khiến tôi vô cùng lo ngại.
Khoa học đằng sau việc tạo ra một chiếc mũ bảo hiểm tốt phức tạp hơn rất nhiều việc tạo ra một chiếc khẩu trang tốt trong thời kỳ đại dịch. Mặc dù mũ bảo hiểm không có tác dụng bảo vệ phần chân tay và các chấn thương bên trong, nó đã được chứng minh có thể ngăn ngừa tới 30% các chấn thương vùng đầu/não gây chết người và 70% các chấn thương đầu/não khác. Một chiếc mũ bảo hiểm bao kín mặt chất lượng tốt cần đạt chứng nhận an toàn ECE và DOT, chiếc mũ này cũng có chức năng thông gió tốt. Một chiếc mũ như vậy sẽ có giá tầm hơn 100$ Mỹ (khoảng hơn 2 triệu rưỡi). Nếu bạn và gia đình sử dụng phương tiện xe máy, việc đầu tư cho mũ bảo hiểm chất lượng tốt là cần thiết. Mũ bảo hiểm không hạn chế sự phát triển của não trẻ em mà thay vào đó, nó có thể bảo vệ các em khỏi những tai nạn khủng khiếp không đáng có.
Khi lái xe đạp, tôi thường xuyên chú ý vào âm thanh của các phương tiện như xe máy và ô tô xung quanh để giữ an toàn cho bản thân khi họ vượt qua tôi. Một vài người sẽ bấm còi để thông báo rằng họ đang ở gần tôi và như vậy, tôi sẽ cảm thấy an toàn hơn. Tuy nhiên, xe đạp điện và xe điện dạng ô tô lại không hề tạo ra tiếng động gì và luôn đi với tốc độ nhanh. Có rất nhiều học sinh BIS sử dụng xe đạp điện, đôi khi còn chở các bạn khác, và đều không đội mũ bảo hiểm.
Điều này cũng xảy ra với các học sinh đi xe đạp, tôi thấy rất ít học sinh có mũ bảo hiểm và thực sự đội nó khi điều khiển xe. Khoa học đã chứng minh việc đội mũ bảo hiểm giúp làm giảm nguy cơ bị thương và tử vong khi tham gia giao thông. Và với giá trung bình tầm 10$ (khoảng hơn 200,000VND) cho 1 chiếc mũ bảo hiểm xe đạp, tôi thấy đây là một mức giá rất hợp lý và hợp túi tiền. BIS Hà Nội luôn áp dụng quy định đội mũ bảo hiểm với tất cả nhân viên và học sinh khi tiến vào khuôn viên trường.
Dây an toàn trên xe ô tô thực sự rất có ích. Những người không đeo dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô có khả năng bị văng ra khỏi xe khi có va chạm cao gấp 30 lần so với người sử dụng dây an toàn. Nghị định 46/2016 của Chính phủ quy định bắt buộc thắt dây an toàn đối với tất cả hành khách ngồi trên băng ghế sau từ tháng 8/2016. Khi lái xe, hành động cho trẻ ngồi trong lòng hoặc ngồi ở băng ghế sau không đeo dây an toàn là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tôi lại thường xuyên thấy điều này trong khu vực Vinhomes.
Chúng tôi đã thành công trong việc tuyên truyền cho nhân viên giám sát xe buýt và học sinh phải đeo dây bảo hiểm khi ngồi trên xe buýt trường. Đây chính là bổn phận của chúng tôi tới sự an toàn của con bạn. Chúng tôi không bao giờ muốn là người đưa đến các bậc phụ huynh những tin tức tồi tệ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi không thể có mặt khi gia đình bạn đang đi riêng và cũng không thể có mặt giám sát khi con bạn đi xe đạp điện đến nhà bạn chơi sau giờ học. Những trường hợp này thuộc phạm vi trách nhiệm của các bậc phụ huynh. Chúng tôi không hề muốn bạn và gia đình phải sống với sự hối hận do những nhận thức muộn màng về việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Luật lệ được đặt ra là có lý do. Sự an toàn của gia đình bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng, tình trạng phương tiện, chất lượng và thời gian đáp ứng của các cơ sở y tế khi xảy ra tai nạn. Vui lòng đọc bài viết này lại một lần nữa và đánh giá mức độ an toàn của gia đình bạn. Sau đó, hãy cố gắng thực hiện những thay đổi mà bạn cho là phù hợp để nâng cao mức độ an toàn cho các thành viên trong gia đình.
Tôi đã sống ở Việt Nam hơn hai năm và rất tự hào với cách đất nước tuyệt vời này đối đầu với dịch COVID-19. Toàn bộ người dân Việt Nam đều phòng chống dịch bệnh bằng những phương pháp được khoa học chứng minh. Do đó, vấn đề đội mũ bảo hiểm nên được coi trọng và nghiêm túc thực hiện như việc Việt Nam đã và đang cố gắng hết sức để phòng chống dịch bệnh. Gia đình tôi đeo khẩu trang và cũng đội mũ bảo hiểm cũng như thắt dây an toàn khi đi trên xe, cho dù chuyến đi ấy chỉ kéo dài vài phút. Tôi rất hy vọng gia đình bạn cũng sẽ đưa ra quyết định làm vậy.