Tết Trung Thu Diệu Kỳ - BIS Hà Nội - vietnams-magical-moon-festival
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
18 Tháng Chín, 2020

Tết Trung thu diệu kỳ!

2020 09 18  Moon Festival  Assembly  P9180116
Tết Trung thu diệu kỳ! Tết Trung thu là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam được các em nhỏ đón chờ bởi sắc màu rực rỡ của những chiếc đèn ông sao và những đêm phá cỗ tưng bừng. Tại trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội, Tết Trung thu cũng được tổ chức như một cách để tôn vinh nền văn hóa Việt Nam. Tất cả các em học sinh và giáo viên đều mong đón được diện bộ áo dài tới trường cũng như háo hức đón xem các tiết mục biểu diễn đặc sắc. Sau đây xin mời quý Phụ huynh cùng tìm hiểu thêm về lễ hội đặc biệt này. 4928_c9898168fba61cf845b7

Tết Trung thu là một trong những lễ hội lớn ở Việt Nam được các em nhỏ đón chờ bởi sắc màu rực rỡ của những chiếc đèn ông sao và những đêm phá cỗ tưng bừng. Tại trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội, Tết Trung thu cũng được tổ chức như một cách để tôn vinh nền văn hóa Việt Nam. Tất cả các em học sinh và giáo viên đều mong đón được diện bộ áo dài tới trường cũng như háo hức đón xem các tiết mục biểu diễn đặc sắc. Sau đây xin mời quý Phụ huynh cùng tìm hiểu thêm về lễ hội đặc biệt này.

Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Hơn 4000 năm trước, nền văn minh lúa nước của Việt Nam được hình thành tại châu thổ Sông Hồng. Lúc bấy giờ, ngày Trung thu thường được tổ chức để ăn mừng một vụ mùa bội thu cũng như để cảm tạ đất trời thiên nhiên đã ban mưa thuận gió hòa cho con người. Hơn nữa, đây cũng là dịp nông nhàn để bố mẹ dành thời gian cho con cái sau chuỗi ngày vất vả việc đồng áng. Đêm Trung thu thường được ấn định vào ngày 15 tháng Tám âm lịch khi mặt trăng sáng và tròn trịa nhất. Hình ảnh Trăng Rằm sáng tỏ tượng trưng cho sự thịnh vượng và no đủ.

Người Việt làm gì trong dịp Tết Trung Thu?

Người Việt Nam có các hoạt động khác nhau để cùng vui Trung thu. Người lớn thường bày mâm ngũ quả với các thức quả đặc trưng của rằm tháng Tám như bưởi, hồng, dứa, thanh long, đu đủ. Các loại quả này đều được trang trí, tỉa hình những con vật trông rất vui mắt. Ngoài ra trong bữa tiệc trông trăng còn có các loại bánh nướng bánh dẻo đặc trưng của ngày lễ này.

Cùng với mâm ngũ quả, các em nhỏ còn được mua cho những chiếc đèn lồng sặc sỡ để đi phá cỗ vào đêm trăng rằm và cùng ngân nga giai điệu các bài hát trung thu rộn ràng. Đèn lồng truyền thống thường là đèn ông sao và đèn lồng cá chép nhưng hiện nay mẫu mã các loại đèn cũng trở nên phong phú hơn rất nhiều để đáp ứng thị hiếu của khách hàng nhỏ tuổi.

Múa Lân hay Múa Sư tử được coi là điểm nhấn của tết Trung thu. Đôi mắt to hấp háy, cái miệng rộng đóng mở liên tục của chú sư tử trông vừa hài hước vừa đáng sợ. Những nghệ sĩ múa lân sà vào đám đông và làm các em nhỏ vừa cười vừa la hét inh ỏi làm đêm Rằm trung thu thực sự sôi động. Cùng tiếng trống rộn rã, màn múa lân chưa bao giờ làm người xem phải thất vọng.

Những câu chuyện nào được kể vào Đêm Trăng Rằm?

Một vài sự tích về các nhân vật đặc sắc của Tết Trung thu vẫn luôn được kể lại mỗi dịp này. Các em nhỏ luôn háo hức được nghe ông bà, bố mẹ, thầy cô kể và giải thích về những câu chuyện thú vị vào đêm rằm phá cỗ.

Chú cuội trông trăng

Truyện kể rằng có một cậu bé tên Cuội chuyên đi chăn trâu nhưng do ngủ quên trên tàu lá đa mà trôi lạc lên cung trăng và không về được. Do đó, nếu bây giờ chúng ta nhìn kỹ vào trăng ngày Rằm sẽ thấy bóng đen là hình chú cuối ngồi dưới gốc đa. Các em nhỏ nếu rước đèn lồng vào đêm trung thu thì sẽ giúp Cuội tìm được đường về nhà.

Mặt nạ Ông Địa

Trong các tiết mục múa lân đều có một nhân vật rất hài hước với khuôn mặt to tròn trịa luôn tươi cười. Đó chính là Ông Địa, vị thần đem lại đất đai màu mỡ cho nông dân cày cấy. Ông Địa luôn tươi vui và mang lại tiếng cười sảng khoái cho các em nhỏ.

Đèn lồng cá chép

Truyền thuyết kể rằng xưa kia có một linh hồn cá chép chuyên đi hại người dân lành trong đêm Rằm tháng tám, bởi vậy không ai dám ra ngoài buổi đêm đó. Về sau có một chàng trai thông thái đã nghĩ ra một kế: anh làm một chiếc đèn lồng hình cá chép cùng với một cái que nhỏ đính vào bụng cá và khuyên dân làng khi đi ra ngoài vào buổi đêm Rằm thì thắp sáng đèn lồng mà đi. Linh hồn cá chép đã bị chính ngọn đèn từ chiếc đèn lồng đó làm cho hoảng sợ và từ đấy trở đi không dám đi làm hai mọi người vào đêm Rằm tháng tám nữa.

Nguồn gốc của bánh trung thu

Bánh trung thu được làm từ bột mì, thịt và lòng đỏ trứng muối cùng các loại mứt trái cây và hạt bí, lạc. Nó tượng trưng cho May Mắn, Hạnh Phúc, An Khang và Thịnh Vượng trong ngày Tết Trung thu; tuy nhiên nguồn gốc của món bánh đặc trưng này lại đến từ Trung Quốc. Câu chuyện kể rằng có một cặp vợ chồng bị chia lìa, người vợ phải lên cung Trăng không về đoàn viên với chồng được. Có một tiên ông đã mách cho người chồng cách làm bánh trung thu vào mỗi dịp Rằm tháng tám để giúp vợ anh trở về trong đêm hôm đó. Bởi vậy, Tết Trung Thu cũng được coi là dịp đoàn viên của mỗi gia đình.

Tại trường BIS Hà Nội, chúng tôi tổ chức Tết trung thu không chỉ bằng cách đón xem các tiết mục văn nghệ, cùng mặc áo dài truyền thống mà còn bằng cách cho các em học sinh tìm hiểu về lễ hội này trong giờ Tiếng Việt. Quý phụ huynh hãy thử hỏi con về Tết trung thu và tôi tin các con sẽ làm quý vị bất ngờ với sự am hiểu văn hóa đó!