Chúng tôi sử dụng cookies để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của người dùng. Vui lòng tham khảo chính sách cookie của chúng tôi để tìm hiểu thêm và quyết định lựa chọn.
Hiện nay, có rất nhiều lời khuyên về việc chuẩn bị thi cử và những ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của các em học sinh, nhưng một khía cạnh khác quan trọng hơn ít được nhắc đến là tâm lý căng thẳng của các em khi chờ đợi ngày biết kết quả thi.
Chúng tôi có dịp trò chuyện với Cô Juliette Caron Loiret-Bernal và Tiến sĩ Lottie Wood, là những chuyên viên tư vấn của trường Alpin Beau Soleil về một số điều mà phụ huynh có thể làm để giúp các em giữ vững tâm lý trong thời gian chờ công bố kết quả thi.
Trong nhiều năm qua, Cô Juliette và Tiến sĩ Lottie đã hỗ trợ rất nhiều học sinh đối diện với những vấn đề cảm xúc về kỳ thi và kết quả thi. Họ nhận thấy rằng những gợi ý sau đây thường giúp các em cảm thấy yên tâm và tìm được sự cân bằng trong giai đoạn căng thẳng đó.
Một phản ứng tự nhiên của các bậc phụ huynh là cho rằng mình có nhiệm vụ phải tìm giải pháp tức thì cho bất kỳ sự lo lắng nào mà các con đang đối diện. Nhưng một trong những điều hữu ích nhất mà chúng ta có thể làm đó là cho các em có không gian để trò chuyện và thể hiện bản thân. Những người khác cũng sẽ trải qua giai đoạn này. Vì vậy, hãy sẵn sàng chấp nhận cảm xúc của các em, bình thường hóa và động viên các em bày tỏ cảm xúc.
Trong lĩnh vực tâm lý, chúng ta thường nhắc đến nhu cầu “kết nối trước khi chỉnh sửa”. Nghĩa là đầu tiên phụ huynh cần cho con có thời gian để bày tỏ cảm xúc và đón nhận phản ứng thấu cảm, trước khi bắt đầu tìm cách giải quyết vấn đề với các em. Khi căng thẳng, não bộ của chúng ta không thể tư duy rõ ràng và giải quyết vấn đề. Hãy làm dịu cảm xúc và sau đó động viên các em tương tác, trò chuyện hiệu quả. Về việc “kết nối” hoặc đánh giá cảm xúc, hãy thử nói một điều gì đó giản đơn phản ánh lên nội dung mà các em vừa chia sẻ. Nếu các em không nói gì, hãy thử đoán cảm xúc của các em trong thời điểm đó – “Ba/mẹ đoán là có lẽ con đang thật sự cảm thấy áp lực về vấn đề này” – đồng thời hãy ôm hoặc đặt tay lên vai các em để trấn an.
Lên kế hoạch, kế hoạch và kế hoạch! Đây chắc chắn là nội dung quan trọng nhất trong ba gợi ý. Việc lên kế hoạch đối diện với kết quả và nói chuyện với con về kết quả đó có thể xoa dịu sự lo lắng. Hãy nhắc nhở rằng các em luôn có sự lựa chọn, thậm chí nếu đó không phải là kết quả như các em mong đợi từ ban đầu. Khi lo lắng, độ tuổi thanh thiếu niên thường có xu hướng trầm trọng hóa vấn đề - đây là điều bình thường, nhưng đối với phụ huynh thì đây là dịp để nhắc các em về bức tranh toàn diện hơn: học tập là một chặng đường lâu dài. Dù lựa chọn sắp tới là chương trình đại học hoặc những khóa học, một năm nghỉ ngơi để đi du lịch, hoặc sẵn sàng liên hệ trường đầu tiên mà các em chọn trong trường hợp không đáp ứng được những điều kiện tuyển sinh của họ, các em có thể dễ dàng giải tỏa sự căng thẳng bằng cách lên kế hoạch với sự giúp đỡ từ phụ huynh. Động não tìm giải pháp và đưa ra kế hoạch vẫn chưa phải là việc cuối cùng trong sự đối mặt này. Các em luôn có cơ hội khác, ngay cả nếu đó không thể là điều các em mong muốn.
Điều quan trọng là phụ huynh cần trò chuyện với con trước ngày biết kết quả thi – rằng gia đình sẽ cùng lập kế hoạch với các em, một vai trò quan trọng tương đương với sự đồng hành của nhà trường
Ngày biết kết quả thi là một ngày thú vị khi các em thức dậy vào một ngày nào đó trong tháng 7 để nhận ra hay chợt suy nghĩ rằng cả một chặng đường tương lai đã được an bài trước mắt. Thật ra, đây chỉ là một bước đi khác trên con đường mà các em đã chọn kể từ khi còn là học sinh mầm non và sẽ tiếp tục kéo dài trong quãng đời còn lại. Các em cũng dễ so sánh bản thân với bạn khác, nhưng như Theodore Roosevelt từng nói, “so sánh là kẻ đánh cắp niềm vui!”. Thật ra, con đường học vấn của mọi người đều khác nhau.