Chúng tôi sử dụng cookies để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của người dùng. Vui lòng tham khảo chính sách cookie của chúng tôi để tìm hiểu thêm và quyết định lựa chọn.
STEAM là phương pháp học tập sử dụng Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học để thúc đẩy học sinh tìm tòi, giao tiếp và tư duy. Dù mỗi môn thường được giảng dạy riêng khi kết hợp lại, khối kiến thức giao thoa này có thể trở thành những công cụ hữu ích giúp định hình và thay đổi thế giới xung quanh chúng ta.
Tại BVIS, chương trình STEAM độc đáo được giới thiệu qua các thử thách hấp dẫn và mới mẻ - đây cũng là cách khuyến khích học sinh sáng tạo và tư duy đột phá, tạo cơ hội để các em thử nghiệm và trải nghiệm để cùng làm ra những sản phẩm mới đầy hứng thú.
Hãy dành một chút thời gian suy ngẫm về quá khứ và cách nhân loại vượt qua được những thử thách họ đã đối diện. Quay lại cùng thực tại, chúng ta có thể thử nhìn xung quanh và xem thử mình đang sử dụng bao nhiêu sản phẩm tự nhiên? Tôi cho rằng không nhiều lắm đâu … thật ra, có bao nhiêu sản phẩm tồn tại hơn 10 năm? Đây là một câu hỏi thú vị khiến chúng ta càng thắc mắc rằng ai sẽ đem đến những sự thay đổi này và tại sao? (tôi bỗng dưng nhớ đến tiềm năng của các học sinh và cựu học sinh BVIS)
Nhưng sự thật là những sản phẩm chúng ta nhìn thấy hôm nay không phải hoàn hảo vì chúng được thiết kế và sản xuất kèm theo những hạn chế.
Các nhà thiết kế thường thiết kế với một chút hạn chế, và những hạn chế này thường xuất phát từ nguồn tài chính bị giới hạn, năng lực sản xuất và nguyên liệu hiện tại, khả năng bền vững với môi trường hoặc thời gian cần thiết để hoàn thành. Những hạn chế này khiến cho sản phẩm không hoàn hảo hoặc lý tưởng 100%, và về sau thì sẽ dần được thay đổi và khắc phục. Năng lực thiết kế, giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp khắc phục hạn chế chính là kỹ năng mà học sinh cần được trang bị để tìm hiểu nhiều yếu tố khác nhau trong thế giới chúng ta đang sống.
Thử thách mà tôi đã dành cho học sinh khối KS3 là một ví dụ như vậy. Các em tìm hiểu nhu cầu trên thị trường để thiết kế và sản xuất Alebrijes 3D.
Alebrijes là những tác phẩm chạm khắc những sinh vật tưởng tượng có nguồn gốc từ Mexico. Đây là những sinh vật rất nổi tiếng, nhưng điều ngạc nhiên là chưa có sản phẩm 3D nào làm bằng gỗ trên thị trường … cho đến hiện tại! Các em được giao nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, làm mô hình và tạo Alebrijes theo chủ đề xoay quanh trường BVIS. Sau đó, các em sẽ dành thời gian phát triển và hoàn chỉnh sản phẩm đã chọn để đóng gói và bán trên thị trường. Các em đã được trang bị kiến thức về thế giới kinh doanh với sự hỗ trợ của Tổ bộ môn Kinh doanh BVIS cũng như phần giới thiệu của Tổ bộ môn Khoa học về tầm quan trọng của việc tìm hiểu Vật lý - cụ thể là phương pháp tọa độ trung tâm để giữ cho mô hình tự đứng vững.
Trong giai đoạn tiếp theo, các em sẽ biến những mô hình bằng bìa cứng thành mô hình CAD (phần mềm Hỗ trợ Thiết kế trên Máy tính) để có thể cắt bản thiết kế bằng tia laser và sản xuất theo đúng số lượng và chất lượng. Hãy cùng đón chờ sản phẩm hoàn thiện của các em!
Phương pháp tiếp cận môn STEAM tại Trường BVIS giúp học sinh khám phá nhiều thử thách đa dạng qua những hoạt động thực tiễn vui nhộn và đầy tương tác, để các em khám phá kiến thức sâu rộng dù ở bất kỳ lứa tuổi nào. Đặc biệt là nhiều thử thách trong số đó được xây dựng trên những vấn đề toàn cầu mà chúng ta đang đối diện.
Không ai có thể tự mình thay đổi thế giới, nhưng nếu tập hợp đủ nhân tài để cùng giải quyết vấn đề - nếu chúng ta chia sẻ kiến thức, truyền đạt ý tưởng cho nhau – chắc chắn quá trình thực hiện có thể dần dần chuyển biến thành những sự biến đổi lớn.
Điển hình như Thử thách Xây Đảo Nhân tạo mà Nhà trường đã triển khai cho khối Tiểu học trong thời gian gần đây nhất. Thử thách này xoay quanh chủ đề TP HCM liên tục bị ngập lụt và có thể sớm trở thành một nơi không ai sinh sống, đặc biệt nếu chúng ta không hành động ngay từ bây giờ. Thử thách này liên quan đến vấn đề Nóng lên Toàn cầu, nhưng ở những cấp độ khác, thử thách này liên quan đến những chủ đề mà các em đang học (Lớp 5 – Di cư/Kiểm soát Khí hậu; Lớp 2 – Giao thông; Lớp 1 – Xây dựng), cùng với những chủ đề khác của NAE như Mục tiêu Toàn cầu của Liên hiệp Quốc và thử thách ‘Thời tiết Cực đoan’ của MIT.
Quay trở lại với câu hỏi đầu bài viết, tôi tò mò muốn biết xem mọi người đã quan sát những sản phẩm nào ở nhà và liệu chúng ta có mong muốn tìm hiểu lịch sử sản xuất sản phẩm đó và xác định những khoảnh khắc STEAM quan trọng trong quá trình phát triển đó hay không? Quan trọng hơn, các em học sinh BVIS liệu tìm được nguồn cảm hứng để bắt tay vào phát triển sản phẩm đó trong giai đoạn tiếp theo để tất cả chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại trong những năm tới?
- Thầy James Chandler, Giáo viên bộ môn STEAM toàn trường -