4 bước giúp trẻ an toàn khi sử dụng Internet - 4-steps-to-help-keep-your-child-safe-online
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
20 Tháng Mười Một, 2016

4 bước giúp trẻ an toàn khi sử dụng Internet

4 bước giúp trẻ an toàn khi sử dụng Internet - 4-steps-to-help-keep-your-child-safe-online
4 bước giúp trẻ an toàn khi sử dụng Internet
4 bước giúp trẻ an toàn khi sử dụng Internet Trẻ em yêu thích sử dụng công nghệ và ngày càng có nhiều trẻ nhỏ truy cập vào Internet hơn. Sau đây là 4 bước giúp Phụ huynh giữ an toàn cho trẻ khi các em sử dụng mạng bất cứ lúc nào và ở đâu.

Trẻ em yêu thích sử dụng công nghệ và ngày càng có nhiều trẻ nhỏ truy cập vào Internet hơn. Sau đây là 4 bước giúp Phụ huynh giữ an toàn cho trẻ khi các em sử dụng mạng bất cứ lúc nào và ở đâu.

Bước 1: Căn bản – những mẹo lướt web an toàn:

  • Đặt máy tính ở nơi có nhiều người qua lại trong nhà hoặc khu vực sum họp gia đình
  • Không bao giờ để trẻ sử dụng laptop trong phòng riêng
  • Kiểm soát danh bạ điện thoại di động của các em và xem xét việc cho trẻ nhỏ sử dụng các thiết bị không kết nối internet.
  • Đối thoại (không thuyết giảng) với trẻ về cách sử dụng internet. Thống nhất với các em lớn tuổi về một khoảng thời gian phù hợp để trực tuyến
  • Hãy kiên quyết khi trẻ không tuân thủ nội quy mà Phụ huynh đã đặt ra và không cho phép trẻ sử dụng máy tính bảng iPad hay điện thoại di động trong phòng ngủ qua đêm.
  • Nói với trẻ về những gì các em truy cập – lướt web cùng trẻ
  • Thường xuyên kiểm tra lịch sử trình duyệt web

_MG_7400

Bước 2: Trò chuyện với trẻ về cách giúp trẻ giữ an toàn trên mạng xã hội và tầm quan trọng của quyền riêng tư:

  • Giải thích với trẻ về cách sử dụng tính năng an toàn trên phương tiện xã hội
  • Nói với trẻ về quyền riêng tư khi trực tuyến – bao gồm những hiểm họa của việc chia sẻ quá mức. Đôi khi chia sẻ là tốt, nhưng các em cần nhận thức được việc chia sẻ quá nhiều và điều này có thể ảnh hưởng thế nào đến uy tín của các em ở hiện tại hoặc trong cuộc sống sau này.
  • Không phải những ai trực tuyến cũng thành thật về chính mình. Quan trọng là các em biết rằng có nhiều người dùng ảo,  những kẻ lợi dụng qua mạng và những người toan tính việc đánh cắp thông tin. Các em nên cảnh giác trước những người lạ tìm cách gặp mặt hoặc nhận tiền.

DSC_2410

Bước 3: Giáo dục trẻ về an toàn trực tuyến:

  • Nói chuyện với trẻ về thực tế của những điều mà các em sẽ thấy trên mạng và cách phản ứng với những nội dung không phù hợp như khiêu dâm, bạo lực hoặc những lời bình phẩm không hay.
  • Chúng ta cần cho thế hệ trẻ biết rằng thế giới ảo được xây dựng với những tiêu chuẩn giống hệt như thế giới thật – bao gồm các nội dung sau:
  • Phép lịch sự chung khi tương tác với người khác: Chúng ta không bao giờ cho phép học sinh bắt nạt những bạn khác ở trường, và chúng ta cũng không muốn con mình bị bắt nạt. Phụ huynh nên nhắc nhở các em rằng việc hăm dọa trực tuyến, bao gồm gọi tên, truyền bá tin đồn, đe dọa hoặc phá hoại người khác là cách cư xử không phù hợp và gây tổn thương
  • Đưa thông tin cá nhân: Chúng ta không bao giờ bước đến gặp một người lạ ở trung tâm mua sắm và đưa cho họ địa chỉ nhà cùng số điện thoại. Tương tự, chúng ta không nên đăng tải những loại thông tin này lên mạng.
  • Đảm bảo các em biết rằng mỗi khi gặp vấn đề, các em luôn có thể tới gặp cha mẹ mình.
  • Hãy là một phần trong đời sống trực tuyến của các em – cho các em thấy được sự quan tâm và gắn kết giữa mọi người trong gia đình với nhau.
  • Thảo luận những trang web mà các em thích và nêu lý do.
  • Không có sự kiểm soát nào của cha mẹ là hiệu quả 100% - giao tiếp cởi mở giữa Quý vị và con mình là cách hiệu quả nhất để biết những gì đang xảy ra trong cuộc sống của các em
  • Xem xét thiết lập một thỏa thuận trong gia đình về việc sử dụng internet. Sau đây là một vài ví dụ hữu ích:

Trẻ nhỏ: http://www.safekids.com/contract_kid/

Thanh thiếu niên: http://www.safekids.com/teen-pledge-for-being-smart-online/

Phụ huynh: http://www.safekids.com/contract_parent.htm

_MG_7820

Bước 4: Thiết lập một chuẩn mực tốt

  • Đừng sử dụng máy tính bảng hoặc điện thoại như một người trông trẻ cho con mình. Đôi khi chúng ta tạo ra những chuẩn mực tệ nhất. Chúng ta thường sử dụng điện thoại theo những cách như trả lời thư điện tử hoặc sử dụng trên đường đi làm, nhưng chúng ta nên cẩn thận rằng hành vi này không ảnh hưởng tới cách nhìn xã hội của trẻ.
  • Tạo khoảng thời gian không sử dụng internet khi gia đình sum họp.

_KC_2923

Nguồn: Tập đoàn Giáo dục Nord Anglia