Các bước để dạy các em về môi trường - steps-for-teaching-children-about-the-environment
ĐƯỢC VIẾT BỞI
Nord Anglia
01 Tháng Mười, 2015

Các bước để dạy các em về môi trường

Các bước để dạy các em về môi trường - steps-for-teaching-children-about-the-environment
Các bước để dạy các em về môi trường
Các bước để dạy các em về môi trường Những thông tin được cung cấp sau sẽ giúp khích thích sự tò mò và nhiệt tình của các em đối với thiên nhiên, giúp các em hiểu về vấn đề môi trường, giải quyết những vấn đề, và khiến các em quan tâm nhiều hơn để tìm ra những giải pháp.

Những thông tin được cung cấp sau sẽ giúp khích thích sự tò mò và nhiệt tình của các em đối với thiên nhiên, giúp các em hiểu về vấn đề môi trường, giải quyết những vấn đề, và khiến các em quan tâm nhiều hơn để tìm ra những giải pháp.

1. Tạo điều kiện cho các em có nhiều thời gian với thiên nhiên

1

Trẻ trong độ tuổi mầm non

Trẻ nhỏ cần có cơ hội để khám phá thiên nhiên và tạo mối liên kết với nó. Các bé cần được tiếp xúc, cảm nhận, quan sát và ngửi. Nếu Quý vị sống trong thành phố, vẫn có rất nhiều cách để giúp con Quý vị trải nghiệm thiên nhiên. Ngay cả khi thời tiết và khí hậu thay đổi cũng có thể cung cấp cơ hội cho phụ huynh giúp các bé phát triển một cảm giác kỳ diệu đối với môi trường tự nhiên.

·      Dã ngoại trong khu vườn thực vật hoặc tại công viên địa phương.

·      Mua hạt giống và quan sát chúng lớn lên trong một chậu cây trên bệ cửa sổ.

·      Cung cấp cho các bé một góc nhỏ trong khu vườn để chăm sóc.

·      Tiến hành làm nông nhiều tầng trong sân vườn hoặc tiến trình ủ phân.

Trẻ trong độ tuổi tiểu học

Kích thích sự tò mò của các em với thế giới tự nhiên, tạo những cách thức đặc biệt để các em khám phá kiến thức và học hỏi qua khám phá, hơn là việc sử dụng quá nhiều lý thuyết.

·      Thử những thí nghiệm thiên nhiên, chẳng hạn như xem sự phát triển của nòng nọc, hoặc xây một nông trại kiến trong lọ thủy tinh. Trồng rau – chọn những loại dễ trồng.

·      Hãy để các em sáng tác những tác phẩm nghệ thuật sử dụng thiên nhiên, ví dụ làm những bức tranh từ lá cây, hoa khô, hoặc tạo ra tác phẩm từ nhánh và cành cây.

·      Mua máy đo mưa từ cửa hàng và giúp các em ghi lại lượng mưa mỗi tuần/tháng.

Thanh thiếu niên

·      Khuyến khích thanh thiếu niên dành thời gian cho các hoạt động ngoài trời theo sở thích, chẳng hạn như đi xe đạp, trượt tuyết, hoặc trèo thuyền

·      Gợi ý cho các em tham gia các hội nhóm “Bạn bè”  và các nhóm môi trường cộng đồng địa phương nhằm nuôi dưỡng hành vi có tinh thần trách nhiệm với môi trường, hành động tích cực và tình bạn.

·      Tham gia kỳ nghỉ gia đình trong môi trường tự nhiên.

·      Dành thời gian cùng nhau thực hiện các hoạt động có tính chất thử thách hoặc thư giãn.

2. Giúp các em thực hiện những hoạt động mang tính tích cực cho môi trường

Phụ huynh có thể khuyến khích các em hành động và tin tưởng rằng mình có thể tạo ra sự khác biệt cho môi trường bằng những hành động nhỏ nhất. Các em có thể tìm hiểu rất nhiều bằng cách xem bố mẹ làm những điều tích cực cho môi trường.

2

Trẻ trong độ tuổi mầm non

Trẻ em có thể tận hưởng việc tham gia các nhiệm vụ đơn giản bằng cách thực hiện các hành động giống với hành động của mọi người xung quanh. Rất nhiều thông điệp môi trường tích cực có thể được chứa đựng trong một phần của các hoạt động hàng ngày.

·      Yêu cầu trẻ đưa phân trộn ra khỏi thùng.

·      Kêu gọi bé tham gia phân lại giấy để đưa vào các thùng tái chế.

·      Đưa cho bé một chiếc xẻng để đào đất.

Trẻ trong độ tuổi tiểu học

Khuyến khích cả gia đình bạn là một phần trong phong trào trên toàn thế giới nhận ra rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới là hữu hạn, hiểu rõ tầm quan trọng của việc giảm tính lãng phí và dư thừa, và làm việc để ngăn chặn thiệt hại môi trường.

·      Tìm đọc một số sách ảnh hoặc các trang web về môi trường.

·      Hãy để trẻ hỗ trợ gia đình trong việc chọn lựa một tổ chức môi trường để gia đình tham gia đóng góp.

·      Cho các em thấy rằng bạn cũng đang thực hiện những hanh động có tính chất tích cực, chẳng hạn như dùng “túi màu xanh” khi đi siêu thị hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng khi đi làm.

Thanh thiếu niên

Các hành vi môi trường chuyên nghiệp của vị thành niên liên quan tới thái độ và kiến thức với môi trường tích cực, cũng như tin tưởng rằng hành động của các em có thể tạo ra sự khác biệt, ý thức trách nhiệm quan tâm tới môi trường, và tầm hiểu biết rõ ràng về những thứ mà các em cần làm.

·      Khuyến khích các em gọi tới đài phát thanh thực hiện cuộc đàm thoại, viết báo, và vận động chính phủ và các ngành công nghiệp quan tâm tới các vấn đề môi trường mà các em đang quan tâm.

·      Hướng dẫn các em truy cập các trang web đánh giá các công ty về các việc làm đối với môi trường, như www.climatecounts.org.

·      Trao đổi với các em về việc giảm chi tiêu vào các sản phẩm không cần thiết.

·      Để các em cùng tham gia vào việc đưa ra các quyết định liên quan tới môi trường.

·      Giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của các dấu hiệu thay đổi dù thay đổi nhỏ hay lớn.

3. Lắng nghe mối quan tâm của các em về môi trường

Nhiều trẻ thể hiện sự quan tâm về biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường, và cần sự hỗ trợ để các vấn đề trở nên có ý nghĩa. Trước hết, hãy lắng nghe và nghe thật kỹ những gì các em muốn đề nghị hoặc nói, và suy nghĩ xem liệu các em đang tìm kiếm thông tin thực tế hay các em đang thật sự bày tỏ sự lo lắng trước các vấn đề về môi trường.

3

Trẻ trong độ tuổi mầm non

·      Lắng nghe kỹ những câu hỏi hoặc các lời nhận xét bộc phát của bé.

·      Cố gắng hiểu những gì bé nói trên quan điểm của trẻ.

Trẻ trong độ tuổi tiểu học

Trẻ em thường chưa có khả năng bộc lộ những điều mà chúng muốn nói. Thông thường, những điều mà các em nói không giống như những điều với người lớn. Đôi khi người lớn phải dành thời gian nhẹ nhàng thăm dò để tìm hiểu những gì đang xảy ra đằng sau những điều đầu tiên mà trẻ nói.

·      Hãy để các vấn đề mà trẻ đang quan tâm dẫn hướng và đi sâu hơn vào cuộc trò chuyện thảo luận.

·      Hãy đưa ra cho trẻ một số ý kiến nhận xét như, “Điều đó thực sự rất thú vị, con có thể mô tả rõ hơn một chút không?”.

Đây có thể là cách hữu ích trong nỗ lực biết thêm được một số thông tin từ trẻ

Thanh thiếu niên

Tuổi vị thành niên là thời điểm khi những người trẻ tuổi đang phát triển khả năng sử dụng tư duy trừu tượng và suy nghĩ logic. Điều này có thể dẫn đến việc các thanh thiếu niên đặt ra các câu hỏi về mọi thứ xung quanh ở nhiều khía cạnh hơn. Các em cũng bắt đầu bộc lộ sự quan tâm của mình đối với các sự kiện thế giới và tập trung vào nguyên nhân và tác động của những sự kiện đó.

·      Hãy lắng nghe những điều mà các em ở độ tuổi này nói một cách tinh tế.

·      Hãy đặt ra thêm một số câu hỏi sâu hơn nằm giúp các em làm rõ những suy nghĩ của mình.

·      Tham gia vào việc cùng khám phá các ý tưởng của các em.

·      Không phủ nhận ý tưởng đó ngay lập tức ngay cả khi bạn không đồng ý với các em.

·      Nếu các em thể hiện ý muốn khuyến khích gia đình hỗ trợ môi trường nhiều hơn, hãy lắng nghe quan điểm đó của các em và để các em thực hiện một số thay đổi có tính chất tốt đẹp hơn.!.

4. Trấn an và đem lại hy vọng cho các em.

4

Trấn an các em rằng hàng triệu người khắp nơi trên thế giới đang làm việc và thảo luận với nhau để giải quyết các vấn đề về môi trường và bảo vệ hành tinh của mình. Có rất nhiều người cống hiến cả cuộc đời mình để nghiên cứu cách thức cải thiện sự sống của hành tinh, cũng như nhiều người đã và đang trở thành một phần của phong trào môi trường địa phương và toàn cầu.

Trẻ trong độ tuổi mầm non

·      Trấn an trẻ rằng công việc của bạn là chăm lo cho sức khoẻ của các bé– và các bé không phải lo lắng về vấn đề này.

·      Gửi cho bé thật nhiều cái ôm thân mật.

·      Dành nhiều thời gian với bé, vui đùa và dành nhiều thời gian với các bé trước khi đi ngủ.

·      Duy trì thói quen để giúp các bé cảm thấy an toàn.

·      Trấn an bé rằng mái nhà thực sự là một nơi an toàn.

Trẻ trong độ tuổi tiểu học

·      Tìm kiếm những mẩu chuyện ‘tốt’  về hành tinh và chia sẻ với các em.

·      Giúp trẻ tìm một số ví dụ về các vấn đề môi trường đang được giải quyết hoặc cải thiện.

·      Dành nhiều thời gian với nhau cho gia đình

·      Khám phá và tận hưởng môi trường tự nhiên.

·      Trấn an các em rằng mái nhà thực sự là một nơi an toàn.

Thanh thiếu niên

·      Khuyến khích thanh thiếu niên xem xét các tấm gương về những người dẫn đường trong việc bảo vệ môi trường.

·      Giúp các em suy nghĩ về hình ảnh cải thiện đáng kể trong cách chăm sóc môi trường đã xảy ra khi mọi người quyết định rằng đây là công việc thực sự quan trọng (ví dụ, số lượng cá voi gia tăng sau lệnh cấm săn cá voi).

·      Gợi ý cho các em đọc một số cuốn sách như Good News for a Change (Những tín hiệu tốt cho một thay đổi) của tác giả David Suzuki và Holly Dressel.

·      Trình bày cho các em về một số thành tựu về môi trường đáng kể của các ngành công nghiệp, cộng đồng và cá nhân.

·      Để lại cảm nhận cho các em về  những lý do để có niềm tin vào con người.

Xem toàn bộ bài viết:  https://www.psychology.org.au/publications/tip_sheets/children_environment/