Tại Trường Quốc tế Anh Việt BVIS Hà Nội, nhà trường hiểu rõ điều này và đã đi tiên phong trong việc tích hợp nội dung và các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chương trình giáo dục của trường.
Xã hội Kỹ thuật số (Digital Society), một bộ môn mới và liên tục được phát triển, đã được đưa vào chương trình giảng dạy từ năm học trước, nhằm phát triển sâu hơn khả năng tư duy phản biện và nhận thức về kỹ thuật số của mỗi học sinh. Môn học này dạy cho học sinh - từ trẻ nhỏ đến thiếu niên - cách tiếp cận trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có trách nhiệm trong khi vui chơi và học tập với những công cụ mới đầy thú vị trong tầm tay của các em.
Tác giả của bộ môn này tại trường BVIS Hà Nội, cô Emma Goldie, Trưởng bộ môn Nghiên cứu Kinh doanh, Kinh tế học và Khoa học Máy tính, cho biết sau khi tham khảo ý kiến một cách kỹ lưỡng với học sinh, các lãnh đạo và chuyên gia giáo dục cùng các bậc phụ huynh, nội dung chương trình đã được điều chỉnh để đáp ứng với mối quan tâm cũng như những quan ngại với chủ đề này của cộng đồng trường.
“Chúng tôi hiện đang tiếp tục khám phá các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, các loại máy móc và cách chúng học, tầm quan trọng của việc sử dụng dữ liệu trong giáo dục đào tạo cũng như những định kiến của AI. Chúng tôi đang tập trung vào việc thúc đẩy tư duy phản biện để đảm bảo các em học sinh biết cách tư duy chứ không đơn thuần là thu nạp kiến thức và thông tin,” cô Emma nói.
“Những người học ngôn ngữ thứ hai đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi những thành kiến kỹ thuật số, ví dụ như khi máy dò AI được sử dụng để đánh giá bài viết của họ – do những thành kiến của AI đối với những người viết tiếng Anh không người bản xứ. Đó là một thông tin mở mang tầm mắt cho các học sinh của chúng tôi – một bài học sẽ theo các em trên suốt những chặng đường sau khi tốt nghiệp.”
Ở môn học này, mỗi học sinh được thử thách để phân tích mang tính phản biện vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục, tác động xã hội của AI và đặt câu hỏi về độ đáng tin cậy của AI với vai trò là một nguồn cung cấp thông tin. Học sinh cũng được khuyến khích khám phá các vấn đề thông qua lăng kính đa dạng của những quan điểm khác nhau, xem xét những vấn đề như sự khác biệt có thể có giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.
“Bằng việc tích hợp Xã hội Kỹ thuật số vào chương trình giảng dạy tại BVIS Hà Nội, chúng tôi đang nuôi dưỡng tư duy phản biện cho một thế hệ trẻ được trao quyền để giải quyết sự phức tạp của thế giới kỹ thuật số một cách có trách nhiệm và có đạo đức”, cô Emma cho biết. “Bộ môn này sẽ không ngừng được phát triển nhằm đảm bảo nội dung được cập nhật kịp thời, mang tính thử thách và hấp dẫn đối với học sinh.”
Trong tuần đầu của tháng 3 vừa qua, cô Emma Goldie đã cùng các chuyên gia học thuật hàng đầu của Tổ chức Giáo dục Nord Anglia từ khắp nơi trên thế giới đến Hà Nội để cùng thảo luận về những phương pháp đổi mới sáng tạo trong giáo dục nhằm giúp các em học sinh chuẩn bị sẵn sàng cho tương lai.
Tại hội thảo do hai trường thuộc Tổ chức giáo dục Nord Anglia, Trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội và Trường Quốc tế Anh Việt BVIS Hà Nội tổ chức, hơn 200 nhà lãnh đạo giáo dục quốc tế đã tới và gặp gỡ phụ huynh, học sinh và cộng đồng tại Hà Nội để chia sẻ những phương pháp dạy và học hiệu quả, những nghiên cứu thú vị về đề tài ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục cùng những ý tưởng đổi mới sáng tạo trong giảng dạy.