Buổi hội thảo đã trình bày kết quả khảo sát mà khối Tiểu học đã thực hiện giữa các học sinh sinh Khối 3 đến Khối 6 như sau:
- 50% học sinh sở hữu điện thoại thông minh
- 78% sở hữu một máy tính xách tay
- 40% sở hữu máy chơi game
- 85% xem YouTube
- 30% sử dụng TikTok hoặc Discord
- 15% sử dụng Instagram và Facebook
- 8% không sử dụng mạng xã hội
- 45% dành 1-2 giờ mỗi ngày sử dụng thiết bị điện tử ngoài giờ học trên lớp
- 20% dành 3-4 giờ sử dụng thiết bị điện tử mỗi ngày
- 40% đã thấy những thông tin gây khó chịu trên mạng trực tuyến
- 10% sẽ không nói với người lớn nếu các em thấy điều gì đó gây khó chịu khó chịu trên mạng
- 50% đã thảo luận về an toàn trực tuyến với phụ huynh
- 70% nghĩ rằng an toàn trực tuyến được dạy kỹ ở trường
- 20% đã hối hận vì gửi hoặc nói điều gì đó trên mạng
- 20% lo lắng về bắt nạt trực tuyến
- 68% sử dụng thiết bị ở nhà vì buồn chán
- 27% sử dụng thiết bị vì cô đơn
Tình trạng sử dụng các nền tảng mạng xã hội của học sinh Tiểu học
Buổi hội thảo tiếp tục thảo luận về cách các học sinh Khối 5 và 6 có thể thoải mái truy cập mạng internet vì các em đều có thiết bị điện tử riêng. Điều này đồng nghĩa rằng nhà trường và phụ huynh cần chú ý đến các hình thức mạng xã hội khác nhau, bao gồm cả Youtube. Dưới đây là một số những thông tin quan trọng về việc sử dụng mạng xã hội ở trẻ em:
- Discord là nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất và được trẻ em sử dụng rộng rãi để giao tiếp - đặc biệt là những trẻ thích chơi game
- Độ tuổi tối thiểu để sử dụng Facebook và Instagram là 13 tuổi, vì vậy học sinh Khối Tiểu học không nên được cho phép cài đặt tài khoản Facebook hoặc Instagram
- Lượng thời gian tối đa mà trẻ 10 tuổi nên sử dụng mạng xã hội mỗi ngày là 2 giờ
- Trên toàn thế giới, chỉ có 50% phụ huynh đặt quyền kiểm soát đối với tài khoản mạng xã hội của con
'Dấu chân kỹ thuật số' của trẻ
Buổi hội thảo cũng đề cập đến cách học sinh tạo và duy trì 'Dấu chân kỹ thuật số' (Digital Footprint) của mình. 'Dấu chân kỹ thuật số', hay còn gọi là 'dấu vết mạng', là thứ sẽ tồn tại mãi mãi bởi vì mọi thứ các em đăng tải lên mạng trực tuyến cũng sẽ được lưu lại mãi mãi.
Do vậy việc các em nhận thức được dấu chân kỹ thuật số của mình ra sao rất quan trọng bởi chúng là sự phản ánh của bản thân các em trên mạng trực truyến. Trong tương lai, các em có thể bị yêu cầu kiểm tra những dấu vết sử dụng mạng của mình bởi các công ty tuyển dụng hay các trường đại học mà các em đăng ký. Và những dấu vết tiêu cực có thể dẫn đến kết quả không mong muốn cho các em.
Vai trò của nhà trường và phụ huynh trong việc đảm bảo an toàn trực tuyến cho trẻ
Tại buổi hội thảo, nhà trường đã chia sẻ những chi tiết về chương trình an toàn trực tuyến mà trường phổ biến cho học sinh Khối Tiểu học 'Be Internet Awesome'. Đây là một chương trình tập trung vào trẻ em, hướng các em đến những điều sau:
- Thông minh (Smart) - chia sẻ thông tin cẩn thận
- Chú ý (Alert) - nhận biết thông tin giả mạo
- Mạnh mẽ (Strong) - cài đặt mật khẩu với độ bảo mật cao
- Tử tế (Kind) - tạo dựng 'dấu chân kỹ thuật số' tích cực bằng việc đối xử lịch sự trên mạng
- Dũng cảm (Brave) - báo cáo và chặn những thứ không lành mạnh trên mạng
Các bậc phụ huynh cũng được giới thiệu về Interland - một nền tảng trực tuyến của Google sử dụng các trò chơi để củng cố và nhấn mạnh thông điệp 'Hãy trở thành người sử dụng internet tuyệt vời' trong chương trình 'Be Internet Awesome'.
Vào cuối buổi hội thảo, nhà trường đề cập đến việc thiết lập kiểm soát sử dụng dành cho phụ huynh. Chúng tôi đã tìm hiểu cách đặt các hạn chế trên Youtube bằng Youtube Kids và Chế độ hạn chế trên trang. Bằng cách này, phụ huynh có thể giới hạn những gì con có thể truy cập để hạn chế con xem phải những nội dung không lành mạnh và phù hợp. Ngoài ra, phụ huynh cũng biết thêm về cách cài đặt 'Tìm kiếm an toàn' trên Google để kiểm soát và theo dõi những gì con đang tìm kiếm.
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều ứng dụng kiểm soát hiệu quả và phải chăng mà các bậc phụ huynh có thể sử dụng. Đây là những công cụ tuyệt vời để bảo vệ con và mang lại sự an tâm cho cha mẹ. Một trong số đó là Qustodio. Ứng dụng này được cung cấp tại Việt Nam với một khoản phí nhỏ và phụ huynh có thể tìm hiểu cách cài đặt ứng dụng trên các thiết bị khác nhau bằng các video trên youtube. Quý vị có thể truy cập www.qustodio.com để tìm hiểu thêm về ứng dụng kiểm soát hữu ích này.
Cả nhà trường và phụ huynh đều đóng vai trò trong việc hướng dẫn con sử dụng mạng trực tuyến một cách an toàn và tự tin. Cha mẹ và nhà trường có thể đảm bảo an toàn trực tuyến cho con bằng cách giáo dục và trang bị cho các con những kỹ năng phù hợp, thường xuyên giám sát việc sử dụng thiết bị và sử dụng các biện pháp kiểm soát của phụ huynh.
Thầy Stephen Labelle
Giáo viên Tin học & STEAM Tiểu học