Hội thảo được bắt đầu với một bài tập thở ngắn như một cách để loại bỏ căng thẳng và tập trung vào chủ đề của buổi hội thảo.
Sau đó, hội thảo được tiếp tục với 4 bài thuyết trình ngắn gọn và đầy thuyết phục của Quang Hưng và Thùy Linh, hai học sinh trưởng ban sức khỏe tinh thần, và Mia và Gaetane, đại diện học sinh trong ban BIS Wellbeing Commitee phụ trách vấn đề sức khỏe tinh thần cho cộng đồng trường, về cách các thế hệ khác nhau nâng cao sức khỏe của chính họ và cách chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Thật tuyệt khi thấy rằng mọi người vẫn rất thích các hoạt động móc và đan len - một cách tuyệt vời để suy ngẫm và thư giãn.
Các Khu vực Điều chỉnh Cảm xúc (Zones of Regulation) đã được áp dụng rất hiệu quả trong trường như một cách để hiểu và đặt tên cho cảm xúc của mỗi chúng ta, cũng như mang đến cho học sinh các phương pháp để điều chỉnh tâm trạng của các em. Buổi hội thảo đã bàn về cách các gia đình có thể sử dụng Khu vực Điều chỉnh cảm xúc để mở ra những cuộc trò chuyện hữu ích trong gia đình.
Các bậc cha mẹ có thể sử dụng Khu vực điều chỉnh cảm xúc để quản lý hành vi của trẻ và hỗ trợ trẻ phát triển khả năng đồng cảm, như trong ví dụ sau:
Ba/mẹ đã mất một thời gian dài để làm bữa ăn đó cho con. Việc con không ăn sẽ đặt ba/mẹ vào vùng xanh.
Con có vẻ tức giận. Con có ở trong vùng màu đỏ không? Con có thể làm gì để trở lại vùng xanh?
Những người trưởng thành cũng có thể sử dụng Khu vực Điều chỉnh cảm xúc để theo dõi và quản lý tâm trạng của chính mình. Để hiểu được cảm xúc không phải là một điều dễ dàng, nhưng nếu cha mẹ mong muốn con mình hiểu được cảm xúc của cha mẹ, thì chúng ta cũng cần phải nỗ lực để cho con có thể hiểu được điều đó.
Như đã đề cập ở phần đầu, nếu sức khỏe tinh thần của chính chúng ta không tốt, thì ta không thể mong đợi sức khỏe tinh thần của con tốt được. Video sau đây minh họa tầm quan trọng của việc đeo ‘mặt nạ dưỡng khí’ (oxygen mask) cho cảm xúc. Mặc dù hướng đến đối tượng là trẻ em lứa tuổi Tiểu học nhưng thông điệp này vẫn phù hợp với tất cả các bậc cha mẹ.
Dựa trên các gợi ý của học sinh, buổi hội thảo đã cân nhắc những phương pháp để quản ls và điều chỉnh bản thân, đồng thời chia sẻ ý tưởng về những gì phù hợp với các quý phụ huynh. Điều quan trọng là cha mẹ có thể thử nghiệmnhững điều mới, vì những phương pháp khác nhau sẽ thích hợp với từng người khác nhau.
Trong buổi hội thảo, những yếu tố có thể ngăn cản phụ huynh nâng cao và duy trì sức khỏe tinh thần cũng được nhắc đến. Thời gian được coi là một nhân tố chính. nhưng áp lực bên ngoài và bên trong để duy trì một hình ảnh có thể cũng quan trọng không kém. Buổi hội thảo đã thảo luận về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch trước, trò chuyện cởi mở và chân thành với những người khác để có được không gian chăm sóc bản thân.
Cuối cùng, hội thảo đã chia sẻ một số trang web có thể hỗ trợ định hướng con đường làm cha mẹ và những thách thức mới liên tục đối với phụ huynh. Trang web đầu tiên của Trung tâm Anna Freud hỗ trợ cha mẹ có con ở mọi lứa tuổi tự chăm sóc bản thân. Place 2Be đưa ra lời khuyên hữu ích cho trẻ em ở độ tuổi Tiểu học, trong khi Young Minds tập trung vào sức khỏe tinh thần của trẻ lớn hơn.
Buổi hội thảo kết thúc với lời giới thiệu về Ủy ban BIS Wellbeing Commitee phụ trách vấn đề sức khỏe tinh thần cho cộng đồng trường. Và ban vô cùng vui mừng được chào đón cô Xochi và cô Tina tham gia vào ban BIS Wellbeing Commitee với tư cách là đại diện cho phụ huynh. Nếu quý phụ huynh có bất kỳ đề xuất nào về cách trường học có thể cải thiện sức khỏe tinh thần cho Phụ huynh, vui lòng liên hệ với địa chỉ email bên dưới:
Một lần nữa xin cảm ơn những phụ huynh đã tham dự và tìm kiếm thêm các Hội thảo dành cho phụ huynh để hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong năm học mới!
Nếu quý phụ huynh có bất kỳ câu hỏi hoặc phản hồi nào sau này, vui lòng liên hệ với thầy Matthew Greenwood tại địa chỉ matthew.greenwood@bishanoi.com
Matthew Greenwood
Giáo viên Cố vấn Cảm xúc và Xã hội