Đặt tình huống khi chúng ta chuẩn bị tham dự một buổi họp hoặc một buổi thuyết trình quan trọng, ta thường nghĩ đến hai điều sau:
- Mình có đủ năng lực để thực hiện buổi họp không?
- Mình cần chuẩn bị những thông tin cần thiết nào?
Những dòng suy nghĩ này có thể khiến ta cảm thấy lo lắng, chưa được chuẩn bị kỹ càng hay thậm chí là chưa đủ tốt để hoàn thành công việc, dẫn dến những phản ứng khác nhau để đối phó với những cảm xúc tiêu cực đó. Ta bắt đầu với việc nghỉ ngơi một chút để dừng cảm giác lo lắng lai, sau đó, ta bắt đầu tiến triển công việc, thu thập thông tin, tạo kế hoạch, luyện tập cho bài thuyết trình và thậm chí mường tượng trong đầu xem một buổi thuyết trình thành công sẽ diễn ra như thế nào.
Những người trưởng thành nói chung đã rèn luyện chu kỳ hoạt động nêu trên dần dần theo thời gian để giúp bản thân giảm căng thẳng, quản lý thời gian, và đạt được thành công.
Đây cũng là một phương pháp lý tưởng để giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong kỳ thi. Việc chuẩn bị thật tốt sẽ làm giảm các áp lực thi cứ, khiến các em có thể lựa chọn tốt hơn và làm bài thi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không giống với người trưởng thành khi não bộ đã được luyện tập phát triển nhiều lần, không dễ để não bộ của thanh thiếu niên có thể suy nghĩ theo phương pháp trên (Jensen, 2016).
Quản lý lo âu
Tất cả học sinh đều cảm thấy lo lắng trước kỳ thi - đó là cảm giác bình thường khi các em muốn hoàn thành bài thi tốt. Tuy nhiên, mức độ lo lắng và căng thẳng tối ưu lại có thể giúp các em tỉnh táo về mặt tâm lý và thể chất trong kỳ thi. Do đó, kiểm tra mức độ căng thẳng có thể giúp học sinh quyết định đâu sẽ là phương án hiệu quả nhất để hỗ trợ các em tiến về phía trước.
Tìm sự cân bằng phù hợp
Biểu hiện của căng thẳng thể hiện ở sự thiếu tập trung hoặc mất động lực. Tất cả chúng ta đều đã từng trải qua cảm giác đó, khiến ta không thể thể hiện năng lực một cách tốt nhất, và điều này càng làm giảm động lực.
Mặt khác, căng thẳng quá mức sẽ đẩy bộ não của chúng ta vào chế độ kiểm soát cảm xúc, khiến ra không thể đưa ra quyết định hợp lý, quản lý hiệu quả cảm xúc hoặc sự lo lắng của chính mình (Yerkes và Dodson, 1908). Dành quá nhiều thời gian trong vùng hoảng loạn này sẽ cản trở việc học và ghi nhớ khiến học sinh khó tập trung vào các câu hỏi hoặc kỹ năng trong kỳ thi (Gino, 2017).
Ngủ đủ giấc
Ta cũng thường nghe nói về việc học sinh thức khuya để nhồi nhét bài kiểm tra hoặc hoàn thành bài tập về nhà. Các em rơi vào cái bẫy khi nghĩ rằng dành nhiều thời gian hơn cho việc học và ít thời gian ngủ hơn sẽ mang lại sự tự tin hơn và - cuối cùng - là một kết quả tốt hơn.
Tuy nhiên, điều này đã được chứng minh là phản tác dụng. Một nghiên cứu về giấc ngủ so sánh kết quả kiểm tra của những học sinh thiếu ngủ với những học sinh luôn ngủ đủ 8 tiếng đã thấy sự khác biệt 40% trong kết quả kiểm tra trí nhớ (Walker, 2019).
Thiếu ngủ có thể trở thành nhân tố khác biệt giữa việc vượt qua hay thất bại trong kỳ thi. Việc các em dành cả tuần không ngủ đủ giấc có thể đẩy học sinh vào vùng hoảng loạn; sự tập trung của các em vào bài học trong ngày bị ảnh hưởng, và các em cảm thấy cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc học để bù đắp cho những gì không thể nhớ do thiếu ngủ.
Giấc ngủ có thể giúp học sinh củng cố những gì đã học và ghi nhớ vào ngày hôm sau. Ở giai đoạn phát triển não bộ, học sinh từ Lớp 9 trở lên cần ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi đêm. Điều này không chỉ hỗ trợ chức năng não bộ và trí nhớ mà còn tăng khả năng phản ứng và đối phó với sự lo lắng của các em (Summer, 2022).
Chuẩn bị một cách hiệu quả
Phần lớn sự lo lắng của học sinh xung quanh các kỳ thi xuất phát từ việc thiếu chuẩn bị, do việc ghi nhớ diễn ra không thường xuyên, hoặc do các em chỉ sử dụng phương pháp ghi nhớ trước các kỳ thi quan trọng. Một khảo sát giữa 1.500 học được thực hiện với câu hỏi: Liệu truy hồi kiến thức (Retrieval practice) có khiến các em bớt lo lắng cho kỳ thi hơn không?
Các chuyên gia về học tập đã đưa ra một giải thích chi tiết và dễ hiểu về cách sử sụng hiệu quả phương pháp truy hồi kiến thức (Retrieval Practice) như một phương pháp học tập tại đây.
Một trong những lời khuyên lớn nhất để tiếp cận việc học tập và chuẩn bị cho các kỳ thi là “Đừng nhồi nhét! Hãy ôn tập theo thời gian” (Daniel J., 2021). Bộ não của chúng ta thường quên thông tin một cách tự nhiên theo thời gian (Ebbinghaus, 1885), bởi vậy sau mỗi chu kỳ rèn luyện, ôn tập lại và học lại, sự kết nối trong não của học sinh trở nên mạnh mẽ hơn và việc học trở nên dễ dàng hơn... cũng như cần ít nỗ lực hơn để ghi nhớ (Dunlosky, 2013).
Dưới đây là một số gợi ý để giúp học sinh lập kế hoạch cho việc học cách quãng và học ở nhà.
- Chia thời gian học thành các khoảng thời gian 25 phút sẽ giúp não bộ cải thiện trí nhớ và khả năng lưu giữ thông tin.
- Lập kế hoạch rõ ràng cho việc tự ôn tập không có nghĩa là học sinh phải hoàn thành toàn bộ bài kiểm tra trước đó. Thay vào đó, học sinh có thể tập trung vào một dạng bài còn yếu và làm 4 loại câu hỏi của dạng bài này trong thời gian học 25 phút.
- Sử dụng đồng hồ bấm giờ là một trong những cách dễ dàng nhất để quản lý sự lo lắng và cải thiện hiệu suất. Nó giúp học sinh làm quen với áp lực của điều kiện thời gian và sử dụng thời gian và sức lực của mình hiệu quả hơn.
Các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ con ôn tập như thế nào
Với phụ huynh, việc tự lập một mô hình suy nghĩ và các bước các quý vị trải qua khi đối mặt với thách thức sẽ giúp các con hiểu hơn về cách lặp lại quy trình suy nghĩ khi chuẩn bị cho kỳ thi.
Học sinh thường nhận thấy sự hỗ trợ hữu ích từ cha mẹ trong hai việc sau:
Một, các con sẽ tiến bộ vượt bậc hơn khi nhận được sự khuyến khích và khen thưởng thường xuyên liên quan đến nỗ lực và sự chăm chỉ của các con, cùng với những lời nhắc lại về thời điểm các con đã vượt qua một thử thách trong quá khứ như thế nào. Việc này hỗ trợ học sinh trong việc định hình lại suy nghĩ. Với thói quen học tập lành mạnh, các con cũng sẽ trở nên hạnh phúc hơn.
Thứ hai, cha mẹ có thể kéo con ra khỏi không gian học tập để nói chuyện, tập thể dục và ăn cùng nhau vào giờ giải lao đã hẹn trước. Điều này giúp não của con được nghỉ ngơi và phục hồi, nâng cao chất lượng học tập và sự tập trung tổng thể.
Cô Gemma Archer
Trợ lý Hiệu Phó khối Trung học (IB)
Nguồn trích dẫn
Agarwal, P.K. and Bain, P.M. (2019). Powerful teaching : unleash the science of learning. San Francisco: Jossey-Bass.
Dunlosky, J., Rawson, K.A., Marsh, E.J., Nathan, M.J. and Willingham, D.T. (2013). Improving Students’ Learning With Effective Learning Techniques: Promising Directions From Cognitive and Educational Psychology. Psychological Science in the Public Interest, [online] 14(1), pp.4–58. doi:https://doi.org/10.1177/1529100612453266.
Gino, F. (2017). Are You Too Stressed to Be Productive? Or Not Stressed Enough? [online] Harvard Business Review. Available at: https://hbr.org/2016/04/are-you-too-stressed-to-be-productive-or-not-stressed-enough.
Jensen, F. (2016). Teenage brain. Toronto: Harpercollins Canada.
Summer, J. (2022). How Much Sleep Should A Teenager Get? [online] Sleep Foundation. Available at: https://www.sleepfoundation.org/teens-and-sleep/how-much-sleep-does-a-teenager-need.
Walker, M. (2019). Sleep is your superpower. [online] TED: Ideas Worth Spreading. Available at: https://www.ted.com/talks/matt_walker_sleep_is_your_superpower/.
Weinstein, Y. and Smith, M. (2016). Learn How to Study Using... Spaced Practice. [online] The Learning Scientists. Available at: https://www.learningscientists.org/blog/2016/7/21-1?rq=spaced [Accessed 17 Nov. 2022].
Wynn, A. (2018). GUEST POST: A Call to Action: Mental Health and Smartphone Usage. [online] The Learning Scientists. Available at: https://www.learningscientists.org/blog/2018/10/30-1?rq=all-nighter [Accessed 17 Nov. 2022].
Yerkes, R.M. & Dodson, J.D., 1908. The relation of strength of stimulus to rapidity of habit-formation. Journal of comparative neurology and psychology, 18(5), pp. 459–482.