Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của bạn. Để tìm hiểu thêm và chọn các tùy chọn cookie của bạn, vui lòng tham khảo trang web của chúng tôi cookie policy.
Để duy trì những tiêu chuẩn giảng dạy nghiêm ngặt bằng cách áp dụng những nghiên cứu giáo dục mới nhất, đội ngũ giảng dạy tại trường BIS Hà Nội đã gặp gỡ và trao đổi cùng cô Tricia Taylor để tiếp thu những kỹ năng và kiến thức về giáo dục của cô. Cô Tricia là một nhà tư vấn giáo dục và tác giả sách, người đã có hơn 25 năm kinh nghiệm giảng dạy tại các trường học ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và Tây Ban Nha. Những nghiên cứu của cô Tricia tìm hiểu về khoa học trong học tập, và khám phá những chiến lược hiệu quả nhất để học sinh có thể tối đa hóa tiềm năng học tập của mình. Là một chuyên gia nghiên cứu về ba trọng tâm - Mối quan hệ, Trí nhớ và Tư duy, cô hợp tác cùng các trường học để đảm bảo các trường có thể phát triển thói quen học tập hiệu quả nhất cũng như tư duy học tập lành mạnh nhất cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên của BIS Hà Nội đã rất nỗ lực trong thời gian qua để áp dụng những nguyên tắc thực hành của cô Tricia vào các giờ học trên lớp. Cùng với sự hỗ trợ của cô trong những buổi họp trực tuyến hay chuyến thăm trực tiếp, các giáo viên của nhà trường đã hiểu sâu thêm về những phương pháp bổ sung để hỗ trợ học sinh học tập hiệu quả hơn nữa.
Trí nhớ
Một trong những chiến lược học tập mà học sinh khối Trung học của trường BIS Hà Nội hiểu và áp dụng đó là 'spaced practice' (học ngắt quãng).
Học ngắt quãng là khái niệm đối lập với việc 'nhồi nhét' hay học nước rút trước kỳ thi. Thay vì cố gắng học mọi thứ vào đêm trước ngày thi trong sự căng thẳng, học sinh nên chia nhỏ và trải dài các phần ôn tập trong một khoảng thời gian dài hơn. Đó là lý do tại sao các em cần phải lập kế hoạch ôn tập vài tháng trước bất kỳ kỳ thi lớn nào để các em có đủ không gian cần thiết để xem lại các kiến thức khó nhớ. Một trong những cách tiếp cận mà chúng tôi sử dụng để giải thích về tầm quan trọng của phương pháp này đó là 'đường cong lãng quên' (forgetting curves) (Ebbinghaus, 1885).
Đường cong lãng quên (hình bên trái) minh họa sự suy giảm khả năng lưu giữ trí nhớ theo thời gian. Đường cong đầu tiên (màu trắng) cho thấy rằng trong lần học đầu tiên, học sinh sẽ quên gần như tất cả kiến thức vừa học, và chúng sẽ bị mất hoàn toàn nếu như không ôn tập lại. Tuy nhiên, khi học và ôn tập lại, các em sẽ giữ lại lượng kiến thức nhiều hơn lần đầu và từ từ chuyển một lượng lớn thông tin vào bộ nhớ dài hạn của mình.
Mô hình này đã giúp cho chúng tôi chuyển dần từ việc phụ thuộc nhiều vào các bài đánh giá tổng kết sang các câu đó và hoạt động thường xuyên trong các bài học. Đội ngũ giáo viên liên tục nắm bắt thông tin về sự tiến bộ của từng học sinh và mức độ cùng khả năng ghi nhớ bài của các em. Cách tiếp cận này đảm bảo học sinh có thể tự tin nhớ kiến thức khi cần, ví dụ như trong khi làm bài kiểm tra chính thức.
Tư duy
Một yếu tố quan trọng khác để học sinh học tập hiểu quả nhất trong lớp học đó là nâng cao 'tư duy học tập' của các em. Cô Tricia Taylor cho rằng tư duy là 'một cách tiếp cận trong đó học sinh hiểu rằng để trở nên giỏi hơn ở một lĩnh vực nào đó cần đến sự kiên trì, chăm chỉ thách thức cũng như thử nghiệm các chiến lược khác nhau và yêu cầu trợ giúp khi cần' (Taylor, 2019).
Tại BIS Hà Nội, chúng tôi áp dụng phương pháp 'nỗ lực hiệu quả' trong từng lớp ở khối Trung học, để giúp học sinh phát triển 'tư duy học tập' và đảm bảo rằng các em hiểu rõ về cách học hiệu quả nhất, hay còn gọi là 'siêu nhận thức'. Việc chỉ phản hồi với học sinh về kết quả học tập sẽ không khuyến khích các em nhìn nhận lại những kỹ năng mà các em đang rèn luyện, điều quan trọng mà giáo viên và phụ huynh cần làm nữa đó là 'khen ngợi quá trình'. Bằng cách tập trung vào bốn giai đoạn chính trong 'nỗ lực hiệu quả', bao gồm: mắc lỗi, phản ánh, vùng căng và đáp lại phản hồi, chúng tôi đảm bảo rằng học sinh hiểu chính xác điều gì giúp các em trở thành một người học hiểu quả và cách các em cải thiện khi cần. Quý phụ huynh có thể nhìn thấy điều này rõ nhất ở trong các báo cáo học tập của khối Trung học và chúng tôi khuyên khích phụ huynh đẩy mạnh đối thoại với con tại nhà. Trong buổi hội thảo dành cho phụ huynh, cô Tricia cũng nhắc đến lợi ích của việc mô hình hóa 'quá trình suy nghĩ' tại nhà. Khi phụ huynh chia sẽ để học sinh nhận thấy được suy nghĩ của cha mẹ, điều đó sẽ hỗ trợ các em trong quá trình phát triển suy nghĩ của chính bản thân các em.
Mối quan hệ
Trọng tâm cuối trong nghiên cứu của cô Tricia, và cũng là điều chúng tôi tự hào tại BIS Hà Nội đó là phát triển mối quan hệ hiệu quả trong lớp học. Chúng tôi tin rằng, để mỗi học sinh phát huy tối đa tiềm năng, các em cần cảm thấy thoái mái và an toàn trong môi trường lớp học. Học tập hiệu quả là một thử thách và xây dựng văn hóa lớp học tốt nhất có thể là một trong những ưu tiên của chúng tôi. Học sinh cần được chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ suy nghĩ, đặt và trả lời câu hỏi và tự tin giao tiếp. Một lĩnh vực mà giáo viên sẽ tìm cách để nâng cao trong những tháng tới là khuyến khích học sinh không giơ tay, hoặc tránh nói ra câu trả lời để giáo viên có thể tập trung kiểm tra mức độ hiểu bài của tất cả học sinh bằng nhiều chiến lược khác nhau. Chúng tôi sẽ tiếp tục đảm bảo việc phát triển khả năng hùng biện, phát âm rõ ràng của học sinh cũng như ren học sinh tránh sử dụng câu trả lời "Em không biết".
Là một trường học, chúng tôi cảm thấy cực kỳ may mắn khi được hợp tác cùng chuyên gia nghiên cứu về não bộ của thanh thiếu niên. Dù những thành tích học tập xuất sắc cho thấy sự vững chắc trong giáo dục thực hành của nhà trường, đội ngũ giảng dạy của BIS Hà Nội vẫn luôn cố gắng vươn mình để mang đến nền giáo dục ưu việt hơn nữa. Quý phụ huynh vui lòng theo dõi những buổi hội thảo 'Kết nối Phụ huynh' sắp tới, nơi chúng tôi sẽ chia sẻ với quý vị nhiều chiến lược và nghiên cứu sâu hơn nữa trong ba trọng tâm mà cô Tricia đề cập.
Trích dẫn
Ebbinghaus, H. (1964). Memory: A contribution to experimental psychology. Dover.
Taylor, T, et al., (2019) Connect the Dots : The Collective Power of Relationships, Memory and Mindset in the Classroom. John Catt Educational Ltd.