Chúng tôi sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm trực tuyến của bạn. Để tìm hiểu thêm và chọn các tùy chọn cookie của bạn, vui lòng tham khảo trang web của chúng tôi cookie policy.
Tại BIS Hà Nội, mặc dù chúng tôi rất coi trọng và vô cùng tự hào về kết quả học tập cũng như nỗ lực của học sinh, chúng tôi cũng hiểu rằng, chỉ thành tích học tập tốt là chưa đủ để chuẩn bị cho các em trong các lĩnh vực khác bên cạnh việc học.
Các nhà tuyển dụng khi thảo luận về năng lực làm việc thường xuyên nhắc đến hai kỹ năng đó là “Động lực nội tại” (Intrinsic Motivation) và “Sự nhạy bén trong học tập” (Learning Agility). Tuy nhà trường cần giúp học sinh rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết, nhưng quan trọng hơn cả là đảm bảo các em duy trì được động lực học tập và phát triển từ bên trong, kể cả khi không có kết quả cụ thể.
Một nghiên cứu cách đây 25 năm đã chỉ ra rằng các bài đánh giá năng lực tổng kết (bao gồm kỳ thi và các bài kiểm tra) đã có ảnh hưởng như thế nào đối với đối với động lực và khả năng tập trung của học sinh trong thời gian ngắn. Nghiên cứu nhìn nhận các bài đánh giá là mục tiêu học tập thay vì coi trọng những kinh nghiệm học tập sâu sắc và giá trị mà học sinh rút ra trong quá trình học tập (Kellaghan, Madaus, và Raczek, 1996) Một nghiên cứu thực hiện trước đó vào năm 1985 đã đặt ra các cụm từ “Động lực bên trong và bên ngoài” (Deci & Ryan, 1985). Theo đó, những học sinh có “động lực bên ngoài” thường sẽ đi theo chiều hướng học nông và học vẹt. Dù đã ba thập kỷ trôi qua nhưng kết quả nghiên cứu trên vẫn là cơ sở trọng tâm của các cơ quan giáo dục hiện nay. Tại BIS Hà Nội, nó đã hỗ trợ cho chúng tôi trong việc đảm bảo coi trọng các kỹ năng học tập và quan trọng nhất là nỗ lực cần thiết để học sinh học tập hiệu quả.
Nỗ lực học tập là nghị lực và quyết tâm mà học sinh thể hiện trong môi trường lớp học.
Động lực nội tại tập trung vào cảm giác hài lòng bắt nguồn từ một hoạt động học tập.
Động lực bên ngoài tập trung vào bản chất khen thưởng của một kết quả, ví dụ như kết quả kiểm tra bên ngoài.
Sự nhạy bén trong học tập đòi hỏi các cá nhân phải có khả năng suy nghĩ sâu sắc trước thử thách. Những người cho thấy sự thành công trong kỹ năng cụ thể này thường :
Chấp nhận thách thức
Thực hiện một thử thách mới
Không bị bó hẹp trong những ý tưởng đầu tiên
Tạo thói quen thúc đẩy các ý tưởng mới
Nỗ lực là một yếu tố chủ chốt để học sinh đạt được thành công trong học tập cũng như quyết tâm để phát triển bản thân. Tại BIS Hà Nội, chúng tôi luôn đề cao sự nỗ lực của học sinh và chúc mừng cho những thành tích của mỗi cá nhân. Nỗ lực không chỉ đơn giản là hoàn thành các bài tập được giao mà còn là việc học sinh thực sự vươn mình và có những bước tiến đều đặn trong năng lực học tập. Sai lầm là một phần phổ biến của quá trình này, nhưng chúng mang lại sự căng thẳng hợp lý cho học sinh. Bởi vậy việc chúc mừng cho các thành quả nỗ lực của học sinh là vô cùng cần thiết.
Nhà trường thường xuyên xem xét những nỗ lực tiến bộ của học sinh được thể hiện trên bảng điểm và báo cáo học tập. Chúng tôi cũng luôn đảm bảo rằng chương trình Chăm sóc toàn diện và thực hành trên lớp sẽ hỗ trợ các em cải thiện kỹ năng khi cần thiết. Chúng tôi cũng khuyến khích các gia đình có thể thảo luận với các con về chủ đề này tại nhà, đặc biệt tập trung vào nỗ lực hiệu quả và học tập chân chính trong suốt tất cả các hoạt động học tập của học sinh.