Hội nghị thượng đỉnh Tương lai diễn ra vào hai ngày 20 và 21/09 vừa qua tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, là sáng kiến do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đưa ra, nhằm mang đến cơ hội cho tất cả các bên tham gia thảo luận về các vấn đề toàn cầu. Lãnh đạo các quốc gia thành viên, chính phủ, các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc, tổ chức xã hội, khối tư nhân và giới học thuật bao gồm những người đạt giải Nobel, quan chức các nước và khu vực, cộng đồng sáng tạo, thanh niên và những thành viên khác đã có mặt tại hội nghị. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và ban hành Hiệp ước vì Tương lai (Pact for the Future).
Gia Khanh là đại diện trẻ Việt Nam duy nhất được đề cử bởi Chủ tịch UNESCO về Khoa học Học tập (Learning Sciences) kiêm Chủ tịch Viện Learning Planet Institue (LPI), một tổ chức toàn cầu hỗ trợ bởi UNESCO, có trụ sở tại Paris. Tổ chức đã ghi nhận sự cống hiến xuất sắc của Gia Khanh trong việc thúc đẩy sứ mệnh của LPI “tái định nghĩa việc học tập suốt đời và toàn diện dành cho mọi lứa tuổi để xây dựng xã hội học tập bền vững và không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua Sáng kiến Chalk Road. Sáng kiến này đã giúp em giành được giải thưởng chung cuộc toàn cầu trong Cuộc thi Learning Planet Youth Design Challenge vào đầu năm 2024 và gần đây nhất là Camp Lumina, một trại sáng tác văn học dành cho các bạn trẻ Việt Nam từ 13-20 tuổi, nuôi dưỡng một thế hệ mới những người viết trẻ, truyền cảm hứng về giá trị thực sự của văn học như một phần thiết yếu trong sự phát triển trí tuệ và cá nhân.Hội nghị The Action Days khởi động với chương trình buổi chiều do chính các đại diện trẻ dẫn dắt. Sau đó các em dành cả ngày thứ Bảy để tham gia chương trình tập trung vào ba chủ đề chính: Kỹ thuật số và công nghệ, Hòa bình và an ninh, Phát triển bền vững và tài chính. Được tổ chức bởi Văn phòng Thanh niên Liên Hợp Quốc, sự kiện nhằm tạo tiền đề trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh. Chủ đề của hội nghị là "#YouthLead for the Future: We believe in the promise of a better world for all" (tạm dịch: Người trẻ làm chủ tương lai: Chúng tôi tin vào lời hứa về một thế giới tốt đẹp hơn dành cho tất cả mọi người").
Gia Khanh gặp gỡ với Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, ông Đặng Hoàng Giang, trong chuyến đi.
Một tháng sau chuyến đi đáng nhớ tới Trụ sở Liên Hợp Quốc, Gia Khanh vẫn còn nguyên ấn tượng với trải nghiệm này. Cùng tìm hiểu về hành trình truyền cảm hứng này của Gia Khanh qua bài phỏng vấn dưới đây.
Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh là cơ hội tuyệt vời để những người trẻ như em được tham gia trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách toàn cầu, lắng nghe các cuộc thảo luận về các chủ đề toàn cầu quan trọng như đổi mới kỹ thuật số, xây dựng hòa bình và phát triển bền vững. Điều này đã truyền cảm hứng giúp chúng em có thể tự tin dẫn dắt những quá trình kiến tạo một chương trình nghị sự toàn cầu mang tính toàn diện và linh hoạt hơn.
Khi nhận được lời mời vào tháng 8, em cảm thấy thật sự khó tin khi biết mình có thể bước vào Trụ sở Liên hợp quốc để tham dự sự kiện dành cho những người trẻ lớn nhất từ trước đến nay. Em cảm thấy vô cùng tự hào và biết ơn sự hỗ trợ mà em đã nhận được từ gia đình, bạn bè và thầy cô. Niềm tự hào và hồi hộp dâng trào khi em biết rằng rằng em có thể chính thức giới thiệu các dự án cộng đồng do mình khởi tạo, những đứa con tinh thần bao gồm dự án Chalk Road và Trại Lumina, đến với thế giới.
Trước chuyến đi, em đã tự luyện tập cách trình bày các dự án của mình trong ba khung thời gian: hai phút, năm phút và tám phút bởi em muốn chuẩn bị tốt nhất cho mọi hoạt cảnh nhằm nắm bắt mọi cơ hội để trình bày sáng kiến của mình với cộng đồng toàn cầu. Em muốn tận dụng mọi thời gian có thể khi ở trụ sở Liên Hợp Quốc, để tích cực xây dựng kết nối với những người khác, song song với đó là trình bày dự án của bản thân.
Để chuẩn bị cho bản thân, em đã xem xét kỹ lưỡng chương trình Action Days, tìm hiểu về các diễn giả và chọn các phiên họp phù hợp nhất với mối quan tâm của em, cũng như sẽ giúp em hiểu sâu hơn về bối cảnh toàn cầu xung quanh - cụ thể là sự giao thoa giữa hòa bình và chủ nghĩa nữ quyền, một chủ đề giáo dục mà em vô cùng quan tâm. Em cũng đã chuẩn bị một số câu hỏi để có thể đặt ra nếu có cơ hội.
Gia Khanh trình bày Sáng kiến Chalk Road của mình tại Sự kiện “Gặp gỡ Lãnh đạo trẻ UNESCO”, với sự chứng kiến của bà Stefania Giannini (bên phải), Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Giáo dục.
Em đã tập trung vào những chủ đề hoặc vấn đề nào trong các cuộc thảo luận? Tại sao em lại chọn những chủ đề quan trọng đó?
Một trong những vấn đề nổi bật đối với chúng em với tư cách là những nhà lãnh đạo trẻ là liệu chúng em có nên ưu tiên đạt được những kết quả hữu hình hơn là các khía cạnh tinh thần và cảm xúc của các công việc tác động xã hội hay không. Ví dụ, dự án của em, Chalk Road, dường như sẽ trở nên đáng tin cậy hơn khi dự án có thể chứng minh những thay đổi hữu hình, chẳng hạn như cung cấp các tài nguyên giáo dục như xây dựng thư viện trường học. Tuy nhiên, giá trị tinh túy của Chalk Road nằm ở những buổi hội thảo đa dạng về nghệ thuật, khiêu vũ, kịch, thể thao nhằm truyền cảm hứng cho sự tự tin và nuôi dưỡng sự phát triển cá nhân. Trên thực tế, ta không thể bỏ qua những giá trị tinh thần và cảm xúc cho sự phát triển toàn diện của học sinh bởi đó chính là nền tảng cho sự xuất sắc trong học tập một cách bền vững.
Một trong những thử thách lớn nhất của em đó là sự nghi ngờ bản thân ("self-doubt"). Em đã băn khoăn rằng liệu những đóng góp và ý tưởng của em có thực sự tạo nên tác động ở giữa những tiếng nói của những người giàu kinh nghiệm hơn hay không. Cảm giác không chắc chắn này càng tăng cao hơn khi em nhận thấy trách nhiệm to lớn khi em không chỉ đại diện cho bản thân mà còn cho cộng đồng và lý tưởng của giới trẻ trên toàn thế giới. Do vậy, em đã chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đại biểu, can đảm bắt chuyện với lãnh đạo các tổ chức được mời đến Liên Hợp Quốc như Quỹ Ban Ki Moon, tổ chức UN Women, tổ chức UNDP, UN ECOSOC, UNESCO, Learning Planet Institute.
Ngoài ra việc trò chuyện với các đại diện trẻ cũng giúp em cảm thấy được mở mang và trở nên tự tin hơn khi em nhận ra chúng em giống nhau như thế nào khi trải qua hành trình nghi ngờ bản thân này. Việc đối thoại với các nhà lãnh đạo toàn cầu cũng mang đến cho em sự khẳng định rằng, ngay cả ở góc độ của một tổ chức, có rất nhiều rào cản sẽ được mở khóa chính nhờ sự lên tiếng của giới trẻ. Bởi vậy, em đã có đủ can đảm để nói lên những hiểu biết của mình, tin tưởng rằng ngay cả những đóng góp nhỏ cũng có thể mang lại sự thay đổi chung. Bên cạnh đó những tương tác trao đổi này còn thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ, mở ra nhiều khả năng hợp tác cho hai dự án của em trong tương lai.
Em nghĩ những đại diện trẻ mang đến những quan điểm mới mẻ, sáng tạo. Không giống như những đại diện có tầm ảnh hưởng, các đại diện trẻ có xu hướng kết nối nhiều hơn với các vấn đề cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến thế hệ trẻ, chẳng hạn như biến đổi khí hậu, sức khỏe tinh thần và quyền riêng tư kỹ thuật số. Trải nghiệm trực tiếp của chúng em về những vấn đề này giúp chúng em có những khả năng độc đáo để đưa ra các giải pháp không chỉ tiên tiến mà còn có tính phù hợp cao. Giới trẻ có khả năng thích ứng tốt hơn với sự thay đổi và thường có những suy nghĩ vượt ra khỏi những khuôn khổ truyền thống, điều đó cho phép chúng em đề xuất các giải pháp sáng tạo có thể định hình lại chính sách công. Khi giới trẻ tham gia vào việc đưa ra quyết định, chúng em có thể tác động đến các chính sách để chúng trở nên toàn diện và hướng tới tương lai hơn, đảm bảo rằng chúng giải quyết được các nhu cầu hiện tại đồng thời quan tâm đến các thế hệ tương lai, đặt nền tảng cho một thế giới công bằng hơn.
Các bạn có thể dễ cảm thấy nhỏ bé giữa những nhà lãnh đạo toàn cầu tầm cỡ hay các tổ chức lâu đời, nhưng từng bước nhỏ đều quan trọng. Mỗi góc nhìn, dù khiêm tốn đến đâu, đều mang lại giá trị cho các cuộc thảo luận toàn cầu. Điều quan trọng nhất là giữ cho bản thân luôn hào hứng, hợp tác với mọi người, tiếp tục kiên trì theo đuổi điều bạn tin tưởng và tin rằng tiếng nói của bạn là một phần thiết yếu trong cuộc đối thoại. Những tổ chức như Liên Hợp Quốc được xây dựng để dành cho những người như chúng ta — những người mang đến góc nhìn đa dạng và ý tưởng sáng tạo cho một tương lai tốt đẹp hơn. Hãy dũng cảm và nhớ rằng thế giới cần tiếng nói của bạn.
Em dự định tạo ra nhiều cơ hội hơn để tiếng nói của người trẻ được tỏa sáng, bắt đầu ngay tại trường học của mình. Với việc tiếp tục dẫn dắt các dự án như Chalk Road và Camp Lumina, em đang nỗ lực chiêu mộ chính các học sinh của BIS mà em tin rằng sẽ nhận được nhiều lợi ích từ cả hai sáng kiến này. Những dự án này được thiết kế để truyền cảm hứng và trao quyền cho học sinh đứng lên cất tiếng nói, quan điểm trước những vấn đề các bạn quan tâm. Em hy vọng tạo dựng một cộng đồng nơi các bạn trẻ tự tin vào khả năng của mình trong việc tạo ra sự thay đổi và được khuyến khích phát huy tiềm năng của mình, trở thành những người sẵn sàng hành động cho một tương lai bền vững và công bằng.
Cảm ơn Gia Khanh đã chia sẻ. Một lần nữa, xin chúc mừng em với chuyến đi và trải nghiệm tuyệt vời với tư cách là đại diện trẻ tại UNGA. Nhà trường mong chờ vào sự phát triển tiếp theo của các dự án của em trong năm học này.